Giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Giải bài tập môn Toán lớp 9 Giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1: Hệ số góc ...
Giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) trình bày kiến thức trọng tâm của bài và gợi ý cách giải bài tập. Từ đó các em học sinh có thể kiểm tra, ôn tập, củng cố kiến thức đồng thời nắm vững được phương pháp, phân loại được các dạng bài tập liên quan. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích nhất dành tặng cho các em, cùng tham khảo nhé!
Lý thuyết hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
1. Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và trục O.
Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với Ox và T là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục Ox. Khi đó góc TAx được gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox.
2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Khi a > 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn.
Khi a < 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu a càng bé thì góc đó càng lớn.
Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào a.
Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
Giải bài tập trang 58, 59 SGK Toán lớp 9 tập 1
Bài 27 trang 58 sgk toán 9 tập 1
Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3.
a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).
b) Vẽ đồ thị của hàm số.
Hướng dẫn giải:
a) Vì đồ thi của hàm số đi qua điểm A(2; 6) nên ta có 6 = a . 2 + 3.
Suy ra hệ số góc a = 1,5.
b) Hàm số đã cho là y = 1,5x + 3. Đồ thị được vẽ như hình bên.
Bài 28 trang 58 sgk toán 9 tập 1
Cho hàm số y = -2x + 3.
a) Vẽ đồ thị của hàm số.
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút).
Hướng dẫn giải:
a) Đồ thị được vẽ như hình bên.
Vậy α ≈ 116034'.
Bài 29 trang 59 sgk toán 9 tập 1
Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:
a) a = 2 và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.
b) a = 3 và đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 2).
c) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = √3x và đi qua điểm B(1; √3 + 5).
Hướng dẫn giải:
a) Hàm số đã cho là y = 2x + b.
Vì đồ thị đi qua điểm A(1,5; 0) nên 0 = 2 . 1,5 + b. Suy ra b = -3.
Vậy hàm số đã cho là y = 2x - 3.
b) Hàm số đã cho là y = 3x + b.
Vì đồ thị đi qua điểm A(2; 2) nên 2 = 3 . 2 + b. Suy ra b = -4.
Vậy hàm số đã cho là y = 3x - 4.
c) Vì đồ thị của hàm số đã cho song song với đường thẳng y = √3x nên nó có hệ số góc là a = √3. Do đó hàm số đã cho là y = √3x + b.
Vì đồ thị đi qua điểm B(1; √3 + 5) nên √3 + 5 = √3 . 1 + b. Suy ra b = 5.
Vậy hàm số đã cho là y = √3x + 5.
Bài 30 trang 59 sgk toán 9 tập 1
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau:
y = ½x + 2; y = -x + 2
b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng y = ½x + 2 và y = -x + 2 với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tính các góc của tam giác ABC (làm tròn đến độ).
c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)
Hướng dẫn giải:
a) Đồ thị được vẽ như hình bên.
b) Giao của đường thẳng y = -x + 2 với Ox là B(2; 0).
Vì hai đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = -x + 2 đều có tung độ gốc là 2 nên giao của chúng là C(0; 2).