02/05/2018, 11:14

Giải bài tập trang 27, 28, 29 SGK Vật lý lớp 6: Trọng lực - Đơn vị lực

Giải bài tập môn Vật lý lớp 6 Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6: Trọng lực - Đơn vị lực tổng hợp lời giải chi tiết, chính xác cho các bài tập được nêu trong SGK Vật lý lớp 6 trang 27, 28, 29. Qua đây các bạn ...

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6: Trọng lực - Đơn vị lực

 tổng hợp lời giải chi tiết, chính xác cho các bài tập được nêu trong SGK Vật lý lớp 6 trang 27, 28, 29. Qua đây các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

Bài 1. Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?

Lò xo tác dụng lực vào quả nặng, lực này có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống, quả nặng vẫn đứng yên do có lực hút quả nặng xuống.

Bài 2. Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

* Viên phấn đã biến đổi chuyển động, chứng tỏ có lực tác dụng lên nó.

* Lực kéo này có phương thẳng đứng và có chiều hướng từ trên xuống.

Bài 3. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để (1)…….. với lực của lò xo. Lực này do (2)………… tác dụng lên quả nặng.

– Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3)……. Vậy phải có một (4)…….. viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5)…….. tác dụng lên viên phấn.

Đáp án bài 3:

(1) – cân bằng;            (4) – lực hút;

(2) – Trái Đất;              (5) – Trái Đất.

(3) – biến đổi;

Bài 4. Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng-lực tác dụng vào quả nặng đã (1)…… với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọnglực cũng là phương của (2)…., tức là phương (3)………

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng-lực hướng (4)…….

Đáp án:

(1) – cân bằng; (3) – thẳng đứng;

(2) – dây dọi; (4) – từ trên xuống dưới.

Bài 5. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu:

Trọng lực có phương (1)…………….và có chiều (2)………

→ (1) – thẳng đứng; (2) – từ trên xuống dưới.

Bài 6. Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là nằm ngang. Hãy dùng một thước êke để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang.

Mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang là vuông góc

0