Giải bài tập trang 25 SGK Sinh học lớp 10: Prôtêin
Giải bài tập trang 25 SGK Sinh học lớp 10: Prôtêin Giải bài tập môn Sinh học lớp 10 hệ thống lại kiến thức cơ bản về prôtêin, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa theo ...
Giải bài tập trang 25 SGK Sinh học lớp 10: Prôtêin
hệ thống lại kiến thức cơ bản về prôtêin, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa theo chương trình của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt môn Sinh học lớp 10.
Giải bài tập trang 18 SGK Sinh học lớp 10: Các nguyên tố hóa học và nước
Giải bài tập trang 22 SGK Sinh học lớp 10: Cacbohiđrat và lipit
Bài tập Sinh học lớp 10: Prôtêin
Giải bài tập trang 30 SGK Sinh học lớp 10: Axit nuclêic
Giải bài 1, 2, 3 trang 25 SGK Sinh 10: Prôtêin
A. Tóm tắt lý thuyết: Prôtêin
1. Cấu trúc bậc một
Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc l của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit (hình 5.la). Phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng phân tử prôtêin phức tạp có số lượng axit amin rất lớn. Ví dụ, prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển colestêrôn trong máu người, apôlipôprôtêin, có tới 4636 axit amin.
2. Cấu trúc bậc hai
Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp (hình 5.1 b) tạo nên cấu trúc bậc 2.
3. Cấu trúc bậc ba và bậc bốn
Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3 (hình 5.1c). Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipetit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4 (hình 5. ld). Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng là prôtêin đã mất chức năng sinh học.
Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH ... có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của prôtêin.
Prôtêin có một số chức năng chính sau:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin. Ví dụ: prôtêin sữa (cazein), prôtêin dự trữ trong các hạt cây...
- Vận chuyển các chất. Ví dụ: hêmôglôbin.
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể.
- Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ: các enzim.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 25 Sinh học lớp 10: Prôtêin
Bài 1: (trang 25 SGK Sinh 10)
Nêu các bậc cấu trúc của prôtêin.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Prôtêin là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin khác nhau và chúng có cấu trúc, chức năng khác nhau.
Prôtêin có thể có tối đa 4 bậc cấu trúc khác nhau.
- Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit đó. Một phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử prôtêin bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.
- Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không ở mạch thẳng mà được co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc hai nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau.
- Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp lại được tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc ba. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi đơn vị là các chuỗi pôlipeptit lại được liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4. Khi cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin bị hỏng thì phân tử prôtêin sẽ mất chức năng sinh học.
Bài 2: (trang 25 SGK Sinh 10)
Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Prôtêin trong cơ thể người có rất nhiều loại (côlagen, prôtêin hêmôglôbin, kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào....
Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển O2 và CO2. Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc. Hoocmôn insulin điều hòa lượng đường trong máu. Kháng thể, inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
Bài 3: (trang 25 SGK Sinh 10)
Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Các axit amin này được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số prôtêin khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.