Giải bài tập trang 198 SGK Sinh lớp 7: Động vật quý hiếm
Giải bài tập trang 198 SGK Sinh lớp 7: Động vật quý hiếm Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về động vật ...
Giải bài tập trang 198 SGK Sinh lớp 7: Động vật quý hiếm
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về động vật quý hiếm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 191 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng sinh học (Tiếp theo)
Giải bài tập trang 195 SGK Sinh lớp 7: Biện pháp đấu tranh sinh học
A. Tóm tắt lý thuyết: Động vật quý hiếm
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên. Việc phân hạng động vật quý hiếm dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng của loài, được biểu thị cụ thể bằng những cấp độ: rất nguy cấp (CR); nguy cấp (EN); sẽ nguy cấp (VU); ít nguy cấp (LR). Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 198 Sinh học lớp 7: Động vật quý hiếm
Bài 1: (trang 198 SGK Sinh 7)
Thế nào là động vật quý hiếm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
Bài 2: (trang 198 SGK Sinh 7)
Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm, giải thích từng cấp độ nguy cấp. Cho ví dụ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR), ví dụ: ốc xà cừ, hươu xạ; giảm 50% thì được xếp vào
Cấp độ nguy cấp (EN), ví dụ: tôm hùm đá, rùa núi vàng; giảm sút 20% thì được xếp vào cấp độ sẽ nguy cấp (VU), ví dụ như: cà cuống, cá ngựa. Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn (sống trong điều kiện được bảo vệ) thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR), ví dụ: gà lôi trắng, khướu đầu đen, sóc đỏ.