Giải bài tập trang 177 SGK Sinh lớp 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Giải bài tập trang 177 SGK Sinh lớp 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 Giải bài tập trang 177 SGK Sinh 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên được VnDoc sưu tầm ...
Giải bài tập trang 177 SGK Sinh lớp 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Giải bài tập trang 177 SGK Sinh 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 165 SGK Sinh lớp 9: Ô nhiễm môi trường
Giải bài tập trang 169 SGK Sinh lớp 9: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
A. Tóm tắt lý thuyết: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước). Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì, lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 177 Sinh Học lớp 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 1: (trang 177 SGK Sinh 9)
Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt, như tài nguyên đất, nước, sinh vật biển và tài nguyên nông nghiệp.
Bài 2: (trang 177 SGK Sinh 9)
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên không phải là vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.
Bài 3: (trang 177 SGK Sinh 9)
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Nguồn năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng trái đất, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là năng lượng sạch.
Bài 4: (trang 177 SGK Sinh 9)
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng hấp thụ các chất khoáng và nước trong đất, nhưng đất rừng không bị nghèo và khô dần. Xác sinh vật rừng sau khi được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng cho đất.
Ở những vùng có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng đã giữ nước mưa làm cho nước ngấm được vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô. Khi chảy trên mặt đất, nước luôn va vào gốc cây nên chảy chậm lại. Do vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất nhất là xói mòn trên sườn dốc đồng thời cũng chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ, các công trình thủy lợi, thủy điện.