Giải bài tập trang 154, 155, 156 SGK Vật lý lớp 9: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
Giải bài tập môn Vật lý lớp 9 Để quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 9 bài: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lực của quý thầy cô cùng các bạn học sinh được trở nên thuận tiện hơn các bạn hãy ...
Để quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 9 bài: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lực của quý thầy cô cùng các bạn học sinh được trở nên thuận tiện hơn các bạn hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: .
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
- Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).
- Ta nhận biết được hóa năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
- Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Giải bài tập trang 154, 155, 156 SGK Vật lý lớp 9
Câu 1. Ở các lớp dưới ta làm quen với khái niệm năng lượng. Hãy chỉ ra trong trường hợp nào dưới đây, vật có cơ năng (năng lượng cơ học), nếu lấy mặt đất làm mốc.
- Tảng đá nằm trên mặt đất.
- Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
- Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
Hướng dẫn giải: Vật có cơ năng (năng lượng cơ học) trong các trường hợp:
- Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất (có khả năng thực hiện công cơ học).
- Chiếc thuyền chạy trên mặt nước (có khả năng thực hiện công cơ học).
Câu 2. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
- Làm cho vật nóng lên.
- Truyền được âm.
- Phản chiếu được ánh sáng.
- Làm cho vật chuyển động.
Hướng dẫn giải: Biểu hiện của nhiệt năng là: Làm cho vật nóng lên.
Câu 3. Trên hình 59.1 vẽ các thiết bị trong đó thực hiện sự biến đổi năng lượng từ dạng ban đầu sang dạng cuối cùng cần dùng cho con người. Hãy chỉ ra năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị. Điền vào chỗ trống tên của dạng năng lượng xuất hiện ở bộ phận đó.
Hướng dẫn giải:
- Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.
- Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2) động năng của khí thành cơ năng của cánh quạt.
- Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.
- Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.
- Thiết bị E: (1) đổi hướng truyền quang năng, (2) quang năng thành nhiệt năng.
Câu 4. Trong các trường hợp ở hình 59.1 ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng đã được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
Dạng năng lượng ban đầu |
Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được |
Hóa năng |
|
Quang năng |
|
Điện năng |
|
Hướng dẫn giải:
Dạng năng lượng ban đầu |
Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được |
Hóa năng |
Thành cơ năng, trong thiết bị C. Thành nhiệt năng, trong thiết bị D. |
Quang năng |
Thành nhiệt năng, trong thiết bị E. |
Điện năng |
Thành cơ năng, trong thiết bị B. |
Câu 5. Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 200C lên 800C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K
Hướng dẫn giải:
Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nó nóng lên được tính theo công thức:
Q = cm(t2 – t1) = 4 200.2.(80 – 20) = 504000J.
Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng, dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nước nóng lên. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.