14/01/2018, 17:58

Giải bài tập trang 132 SGK Sinh học lớp 11: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Giải bài tập trang 132 SGK Sinh học lớp 11: Tập tính của động vật (tiếp theo) Giải bài tập môn Sinh học lớp 11 . Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh. Với tài liệu ...

Giải bài tập trang 132 SGK Sinh học lớp 11: Tập tính của động vật (tiếp theo)

. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh. Với tài liệu này việc học tập môn Sinh học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập trang 138 SGK Sinh học lớp 11: Sinh trưởng ở thực vật

Giải bài tập trang 142 SGK Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Tập tính của động vật (tiếp theo)

1. Một số hình thức học tập ở động vật

a. Quen nhờn

  • Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
  • Ví dụ: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa
  • Ví dụ: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên nữa.

=> Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó.

b. In vết

  • Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.
  • Ví dụ: Gà con mới nở đi theo đồ chơi hoặc vịt con mới nở đi theo gà mẹ

c. Điều kiện hoá

  • Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)
    • Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
    • Ví dụ: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cấu nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.
  • Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)
    • Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
    • Ví dụ: B.F.Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

d. Học ngầm

  • Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được
  • Ví dụ: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể nhớ đường để quay về nhà.

e. Học khôn

  • Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển
  • Ví dụ: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên để đứng lên lấy thức ăn trên cao

2. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

a. Tập tính kiếm ăn

Ví dụ: Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá.

b. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Ví dụ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khác khi vào vùng lãnh thổ của chúng

c. Tập tính sinh sản

Ví dụ: Vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với hươu cái

d. Tập tính di cư

Ví dụ: Sếu đầu đỏ, hồng hạc di cư theo mùa

e. Tập tính xã hội

  • Tập tính thứ bậc

Ví dụ: Khỉ, linh cẩu sống theo bầy đàn, trong đàn luôn có một con khoẻ mạnh nhất là con đầu đàn

  • Tập tính vị tha

Ví dụ: Các con đầu đàn trong bầy đàn luôn phải có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cho những con cái hoặc con non khác

3. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống

  • Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất.
    • Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo... làm xiếc
    • Dạy chó, chim ưng đi săn
    • Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.
    • Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.
    • Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm...
  • Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng...

Giải bài tập trang 132 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1. Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.

Học sinh tự sưu tập.

Câu 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Trả lời: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

Câu 3. Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?

Trả lời:

  • Chim di cư do thời tiết thay đổi (lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản.
  • Khi di cư động vật trên cạn định hướng nhở vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Cá định hướng nhờ vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
0