14/01/2018, 18:24

Giải bài tập trang 109 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép

Giải bài tập trang 109 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về ...

Giải bài tập trang 109 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo trong của cá chép nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 7: Cá chép

A. Tóm tắt lý thuyết: Cấu tạo trong của cá chép

Hệ tiêu hóa đã có sự phân hóa rõ rệt. Hô hấp bằng mang. Hệ tuần hoàn ở cá thuộc hệ tuần hoàn kín, nhưng mới có một vòng tuần hoàn với tim 2 ngăn. Thận giữa ở cá làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tủy sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn cả.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 109 Sinh học lớp 7: Cấu tạo trong của cá chép

Bài 1: (trang 109 SGK Sinh 7)

Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên.

Bài 2: (trang 109 SGK Sinh 7)

Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 trang 109 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B (hình 33.4 trang 109 SGK): ở bình A khi cá ngoi lên thế tích cá tăng (do bóng hơi to ra) làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao h1. Ở bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm (do bóng hơi xẹp lại) làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao h2.

Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm "Vai trò của bóng hơi ở cá".

0