Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn Giải bài tập Vật lý lớp 7 bài 15 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ...
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
I. Lý thuyết
1. Lý thuyết chống ô nhiễm tiếng ồn
+ Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
+ Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
2. Bài C1 trang 43 sgk vật lí 7
C1. Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn? vì sao em biết?
Hướng dẫn giải:
- Hình 15.2 SGK: Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
- Hình 15.3 SGK: Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
II. Bài tập
1. Bài C2 trang43 sgk vật lí 7
C2. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
a) Tiếng hét rất to sát tai.
b) Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô…
c) Nhà ở cạnh chợ.
d) Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
Hướng dẫn giải:
Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là:
b) Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô…
c) Nhà ở cạnh chợ.
d) Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
2. Bài C3 trang44 sgk vật lí 7
C3. Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
Cách làm giảm tiếng ồn |
Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn |
Tác động vào nguồn âm |
|
Phân tán âm trên đường truyền |
|
Ngăn không cho âm truyền tới tai |
Hướng dẫn giải:
Cách làm giảm tiếng ồn |
Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn |
Tác động vào nguồn âm |
Treo biển “cấm bóp còi” tại những nơi gần trường học, bệnh viện. |
Phân tán âm trên đường truyền |
Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo hướng khác nhau. |
Ngăn không cho âm truyền tới tai |
Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung, đóng cửa để ngăn bớt âm. |
3. Bài C4 trang 44 sgk vật lí 7
C4. a) Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.
b) Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm
Hướng dẫn giải:
a) Những vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: Gạch, bê tông, gỗ…
b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: Kính, lá cây…
4. Bài C5 trang 44 sgk vật lí 7
C5. Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2; 15.3.
Hướng dẫn giải:
- Những biện pháp ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được:
- Với hình 15.2 SGK: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80 dB, người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc…
- Với hình 15.3 SGK: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xanh, di chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác…
5. Bài C6 trang 44 sgk vật lí 7
C6. Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một số biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.
Hướng dẫn giải:
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể là:
- Tiếng ồn họp chợ vào sáng sớm hằng ngày. Biện pháp: Đóng cửa phòng, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, làm tường cách âm, làm cửa kính cách âm…
- Tiếng máy khoan, máy cắt, nổ mìn, phá đá. Biện pháp: Bịt , nút tai khi làm việc.
- Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hằng ngày tại lò mổ biện pháp: đề nghị chuyên lò mổ tới nơi xa dân cư sinh sống, xây tường chắn xung quanh…