15/01/2018, 10:33

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3 Bài 3: Xã hội nguyên thủy . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và ...

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy

Bài 3: Xã hội nguyên thủy

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Con người đã xuất hiện như thế nào?

- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ.

- Người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.

- Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động, mái đá và cả ngoài trời.

- Công cụ sản xuất: Đá ghè đẽo thô sơ.

- Sống bằng hái lượm và săn bắt.

- Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.

Xã hội nguyên thủy

Người tối cổ biết sử dụng lửa

 2. Người tinh khôn sống như thế nào?

- Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần trở thành Người tinh khôn (khoảng 4 vạn năm trước đây)

- Người tinh khôn, sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc.

- Họ làm chung, ăn chung, biết cải tiến công cụ đá, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.

- > Cuộc sống ổn định hơn, tốt hơn, vui hơn.

3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Thiên niên kỉ IV TCN, công cụ bằng kim loại xuất hiện => diện tích trồng trọt tăng; nhiều sản phẩm thừa => Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo => Xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

* TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Con người có nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Con người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ, là loài vượn có hình dạng người (vượn nhân hình), sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả của quá trình tiến hóa từ động vật bậc cao.

2. Người tối cổ xuất hiện như thế nào? Cách đây bao lâu? Ở đâu?

Trả lời:

- Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, thông qua lao động và nhờ lao động, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ. Đó là người tối cổ.

- Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 3-4 triệu năm ở Đông Phi, Giava (In-đô - nê - xi -a), Bắc Kinh (Trung Quốc)

3. Đời sống của người tối cổ như thế nào? Người tối cổ khác với loài vượn ở chỗ nào? Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

Trả lời:

- Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn thú để ăn, ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống như thế này kéo dài hàng triệu năm.

- Người tối cổ biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, biết sử dụng và chế tạo ra lửa, biết sống có tổ chức, có người đứng đầu.

- Những hài cốt của người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như miền đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In-đô - nê - xi -a), gần Bắc Kinh (Trung Quốc)

4. Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng bao lâu?

Trả lời:

Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm

5. Xem hình 5 SGK em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?

Trả lời:

Người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm:

- Người tối cổ có những đặc điểm: Đứng thẳng, đôi tay tự do, trán thấp hơi bợt ra đằng sau, u lông mày nổi cao, hàm bạnh ra, nhô về phía trước, hộp sọ lớn hơn vượn, trên người còn có một lớp lông máng.

- Người tinh khôn: Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn, xương cốt nhỏ hơn, hộp sọ và thể tích não phát triển hơn (145cm3−1500cm3)(145cm3−1500cm3), trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt hơn, trên người không còn lớp lông máng.

- Đặc điểm cấu tạo cơ thể của người tinh khôn giống như người ngày nay.

6. Đời sống của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?

Trả lời:

- Người tinh khôn không sống theo bầy và hoang sơ, "ăn lông ở lỗ" như Người tối cổ mà sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, bắt đầu chú ý đến đời sống tinh thần.

- Người tinh khôn không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn.

7. Về cấu tạo cơ thể của người tinh khôn có điểm nào khác với người tối cổ?

Trả lời:

Cấu tạo cơ thể của Người tinh khôn giống như người ngày nay: Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ, bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo, thể tích hộp sọ và thể tích não phát triển (1450cm3−1500cm3)(1450cm3−1500cm3); trán cao, mặt phẳng, cơ thể nhỏ gọn, linh hoạt

8. Đời sống kinh tế của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Trả lời:

Đời sống kinh tế của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ là:

- Biết chế tác nhiều công cụ tiến bộ - đò mài đá (mài cưa, khoan đục đá)

- Nguồn sống (kinh tế); săn bắn thay cho săn bắt, biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy.

- Đời sống ổn định hơn, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà bước đầu đã biết chinh phục tự nhiên.

9. Tổ chức xã hội của người tinh không có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Trả lời:

- Về tổ chức xã hội, Người tinh khôn có những điểm tiến bộ hơn so với Người tối cổ là:

+ Người tinh khôn biết tổ chức thành các Thị tộc thay cho Bầy người. Thị tộc gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống với nhau (cùng dòng máu), có sự phân công lao động, có người đứng đầu (là một tộc trưởng)

+ Ban đầu là chế độ thị tộc và bào tộc sống cạnh nhau trên một vùng đất đai thuận lợi, có họ hàng với nhau vì cùng chung một nguồn gốc tổ tiên, cùng tổ chức các lễ hội cùng giúp nhau trong đời sống. Mỗi bộ lạc có ngôn ngữ chung, có tài sản chung. Đứng đầu bộ lạc là một tù trưởng.

- Địa điểm sinh sống của người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy.

10. Ở buổi ban đầu người tinh không sử dụng công cụ lao động bằng gì?

Trả lời:

Ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với người tối cổ, song họ cũng chỉ mới biết dùng đã để chế tạo công cụ lao động.

11. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện là kim loại gì? Vào khoảng thời gian nào?

Trả lời:

Kim loại đầu tiên được con người tìm thấy là đồng nguyên chất. Đồng nguyên chất mềm nên họ chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Về sau, họ đã biết pha đồng với thiếc và chì cho cứng hơn gọi là đồng thau.

Đồng thau xuất hiện khoảng 4000 TCN.

12. Quan sát hai bức tranh hình 6 và hình 7 (SGK trang 10), em hãy cho biết trong bức ảnh có những công cụ gì?

Trả lời:

- Trong hình 6 là thạp đựng bằng gốm

- Trong hình 7 là những công cụ lao động như dao đồng, búa, lưỡi liềm đồng, mũi lao đồng, vòng đeo cổ, đeo tay bằng đồng,....

13. Việc xuất hiện nhiều công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc xuất hiện nhiều công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng cho thấy việc sử dụng đồ đồng rất phổ biến, điều đó chứng tỏ kĩ thuật đúc đồng đã đạt đến trình độ khá tinh xảo. Thể hiện rõ nét trong sự đa dạng về loại hình cũng như việc làm đồ trang sức.

14. Đồ sắt xuất hiện khoảng thời gian nào? Từ đồ sắt con người đã chế tạo các loại công cụ lao động nào?

Trả lời:

- Đồ sắt xuất hiện khoảng 1000 năm TCN

- Các công cụ lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm,...

15. Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Công cụ kim loại so với công cụ đá sắc hơn, cứng hơn, nó có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra dư thừa ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn ngày một dư thừa Nhờ công cụ kim loại con người làm được nhiều ngành nghề khác như gỗ, đóng thuyền, phá đá làm nhà...

16. Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?

Trả lời:

Nhờ công cụ kim loại con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, làm ra sản phẩm không chỉ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Do công cụ lao động mới, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, hoặc đã lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa của người khác, vì thế càng trở nên giầu có, một số khác lại sống cực khổ, thiếu thốn. Xã hội phân hóa thành giàu nghèo. Chế độ làm chung, ăn chung ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ, xã hội nguyên thủy tan rã.

0