15/01/2018, 10:35

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 18 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán . Đây ...

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

- Sau khi đánh tan quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. Bà phong chức tước cho người có công, tổ chức lại chính quyền.

+ Cử Lạc tướng cai quản các huyện

+ Xá thuế 2 năm liền cho dân.

+ Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch nặng nề nhà Hán.

- Trong khi đó, vua Hán được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vô cùng tức giận, hạ lệnh chuẩn bị đàn áp nghĩa quân của Hai Bà Trưng.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào?

- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.

- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Kháng chiến chống quân xâm lược Hán

- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì – Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.

- Tháng 3/43, Hai Bà hi sinh trên đất Cẩm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/ 43 mới kết thúc

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.

Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Đền Thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết sau khi giành được độc lập. Hai Bà Trưng đã làm gì?

Trả lời:

- Trưng Trắc lên ngôi vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

- Xã thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.

2. Những việc làm của Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập có ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc, góp phần nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta.

3. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân

4. Vì sao vua Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận Miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị?

Trả lời:

Vì lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo đối phó với cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện cuộc bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc. Sau những tổn thất cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, nhà Hán muốn tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

5. Năm 42, ai được vua Hán lựa chọn để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta?

Trả lời:

Năm 42, Mã Việt được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta

6. Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

Trả lời:

Mã viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm

7. Nhà Hán đã sử dụng lực lượng như thế nào để tấn công nước ta ? Em có nhận xét gì về lực lượng lần này so với các lần trước?

Trả lời:

- Nhà Hán đã sử dụng một lực lượng gồm hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công nước ta.

- Nhà Hán đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt: Vũ khí, lực lượng quân xâm lược rất đông, tướng chỉ huy giỏi, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm. Đây là một thách thức rất lớn đối với quân và dân ta

8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Tháng 4 năm 42, vua Hán sai tướng Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ gồm 200 xe, thuyền cùng nhiều phu chiến chia thành hai đạo quân tiến vào nước ta.

- Được tin cấp báo, Hai Bà Trưng cùng tướng lĩnh kéo quân đến vùng Lãng Bạc đón đánh địch. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng không chống nổi quân của Mã Viện. Trưng Vương quyết định lui về Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây) ra sức cản địch. Sau một năm cầm cự, quân ta yếu thế, tan vỡ dần. Hai Bà Trưng hy sinh anh dũng trên đất Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến chấm dứt.

9. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo?

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã:

- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc

- Nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.

10. Miêu tả vài nét về đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)?

Trả lời:

- Ảnh trong SGK chụp đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Ban đầu được dựng bằng tre lá. Đến thời nhà Đinh (968-979), đền được xây lại bằng gạch. Băn 1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng như ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, xung quanh là tường gạch. Khu sân gạch rộng 900 mét vuông. Cửa đền nhìn ra hướng tây là tam quan.

- Những cột gạch trát vữa, soi chỉ, các đầu hồi bít đốc, các mái cong cổ truyền và phần gỗ trong đền hợp thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo.

- Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý. Trong đó đặc biệt là 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sắc sớm nhất từ thời Lê Cảnh Hưng (1787-1788) đến thời Khải Định (1916-1925). Các sắc phong cho Hai Bà cũng chỉ cho nhân dân Hạ Lôi nói riêng, toàn dân ta nói chung phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

11. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi là thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân đối với những người có công với nước, đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam

12. Hàng năm chúng ta kỉ niệm Hai Bà Trưng vào ngày nào?

Trả lời:

Hàng năm chúng ta kỉ niệm Hai Bà Trưng vào ngày 6 và ngày 8 tháng hai âm lịch và dịp kỉ niệm ngày 8 tháng 3.

0