15/01/2018, 12:37

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 10 Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý ...

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

trang 96 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

Trả lời:

Sự lãnh đạo, chỉ huy của Lê Hoàn

Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.

(trang 97 sgk Lịch Sử 10): Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc Sơn Hà

Trả lời:

Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.

Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta. Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo?

Trả lời

Thể hiện lòng căm thù giắc sâu sắc

Ý chí quyết tâm kháng chiến của quân và dân Đại Việt.

(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Trả lời:

  • Giặc Mông – Nguyên quá mạnh, vì vậy cần đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
  • Nhà Trần lúc đó được lòng dân.
  • Tình đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm của quân dân cả nước.

(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?

Trả lời:

Đặc điểm:

  • Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
  • Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

So sánh: Kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

Câu 1 (trang 100 sgk Sử 10): Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

Lời giải:

STT

Tên cuộc kháng chiến và khởi nghĩa

Niên đại

Vương triều

Người lãnh đạo

Kết quả

1

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

Năm 981

Tiền Lê

Lê Hoàn

Thắng lợi

2

Kháng chiến chống Tống thời Lý

Năm 1077

Lý Thường Kiệt

Thắng lợi

3

3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên

Thế kỉ XIII

Trần

Vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần

Thắng lợi 3 lần

4

Chống Minh

1407

Hồ

Hồ Quý Ly

Thất bại

5

Khởi nghĩa Lam Sơn

1418-1427

Lê sơ

Lê Lợi

Thắng lợi

Câu 2 (trang 100 sgk Sử 10): Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần?

Lời giải:

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Câu 3 (trang 100 sgk Sử 10): Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Lời giải:

  • Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.
  • Thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
  • Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
  • Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt.
0