15/01/2018, 17:38

Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 35: Sự chuyển thể của chất

Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 35: Sự chuyển thể của chất Giải bài tập môn Khoa học lớp 5 Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 35 có đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK Khoa học 5 giúp các em học sinh nắm ...

Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 35: Sự chuyển thể của chất

Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 35

có đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK Khoa học 5 giúp các em học sinh nắm được sự chuyển thể của chất qua các dạng rắn, lỏng, khí, đặc điểm của các chất,... Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Khoa học 5 tập 2

Thực hành: Dùng các tấm phiếu có nội dung dưới đây để xếp vào cột phù hợp vào 3 cột:

Cát trắng

Cồn

Đường

Ô-xi

Nhôm

Xăng

Nước đá

Muối

Dầu ăn

Ni-tơ

Hơi nước

Nước

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

     

Trả lời

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

- Cát

- Đường

- Nhôm

- Nước đá

- Muối

- Cồn

- Dầu ăn

- Nước

- Xăng

- Hơi nước

- Ô-xi

- Ni-tơ

Ai nhanh ai đúng: hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau

Chất rắn có đặc điểm gì?

a) Không có hình dạng nhất định.

b) Có hình dạng nhất định.

c) Có hình dạng của vật chứa nó.

Trả lời:

Chọn b: có hình dáng nhất định

Chất lỏng có đặc điểm gì?

a) Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b) Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c) Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Trả lời:

Chọn c: Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì?

a) Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

b) Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.

c) Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.

Trả lời:

Chọn a: Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.

Liên hệ thực tế và trả lời: Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày

Trả lời:

Sáp, thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao thích hợp thì chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Khí ni-tơ được làm lạnh trở thành khí ni-tơ lỏng.

Nước ở nhiệt độ cao chuyển thành đá ở thể rắn,...

Ai nhanh ai đúng

- Thi kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí

Trả lời:

+ Các chất ở thể rắn: Cát, đường, nhôm, nước đá, muối,

+ Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng…

+ Thể khí: Hơi nước, ô-xi, ni-tơ, …

- Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại

Trả lời:

Từ thể rắn sang thể lỏng: đá lạnh ở nhiệt độ cao chuyển thành nước,...

Từ thể lỏng sang khí: nước đun sôi sẽ có nước chuyển thành thể khí, bay hơi,…

Từ thể khí sang lỏng: Khí ni-tơ được làm lỏng trở thành khí ni-tơ lỏng,...

Từ thể lỏng sang thể rắn: nước ở nhiệt độ thấp sẽ chuyển thành nước đá,...

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp

0