15/01/2018, 13:03

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác Giải bài tập môn GDCD lớp 8 Bài tập môn GDCD lớp 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong ...

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

Trả lời

Cách cư xử, thái độ và làm việc của Hải

  • Hải bị các bạn chế diễu, châm chọc vì màu da của Hải đen. Hải không cho là xấu mà còn tự hào, yêu màu da vì được hưởng màu da của cha.
  • Hải biết tôn trọng cha mình.

Quân và Hùng đọc truyện, cười rúc rích trong giờ học ngữ văn lúc thầy giáo giảng bài.

  • Việc làm đó chứng tỏ Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác.

b) Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?

Trả lời

Trong những hành vi đó hành vi của Mai, của Hải đáng để chúng ta học tập; hành vi của Quân và Hùng cần phê phán. Bởi vì, hành vi của Mai và Hải thể hiện họ là những người sống có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế được mọi người quý mến và học tập. Hành vi của Quân và Hùng cư xử thiếu tế nhị, không tôn trọng thầy giáo đáng phê phán.

Câu 2:

1) Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó

i) Lắng nghe ý kiến của mọi người

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình

l) Bắt nạt người yếu hơn mình

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

n) Vứt rác ở nơi công cộng

o) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời

Các hành vi: (a), (i) là thế hiện sự tôn trọng người khác.

Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.

2) Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời

Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (b),(c). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sống có văn hóa của mỗi người.

3) Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo...).

b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị emỀ..).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng...

Trả lời

Ở trường:

  • Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.
  • Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ở nhà:

  • Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.
  • Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

Ở nơi công cộng: Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.

4) Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác?

Trả lời

Ca dao:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang.

Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

Tục ngữ:

  • Kính già yêu trẻ.
  • Áo rách cốt cách người thương
0