15/01/2018, 13:02

Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 8: Khoan dung

Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 8: Khoan dung Giải bài tập môn GDCD lớp 7 Bài tập môn GDCD lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa ...

Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 8: Khoan dung

Bài tập môn GDCD lớp 7

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? Về sau có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời

Đứng dậy nói to: "Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!"

Chứng kiến cảnh cô giáo Vân mải mê nắn nót tập viết, Khôi rơm rớm nước mắt, xin cô tha lỗi.

Khôi chứng kiến cảnh cô giáo Vân tập viết, khi Khôi biết nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy (cánh tay cô còn mảnh đạn ngày ở chiến trường).

b) Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?

Trả lời

  • Cô đứng lặng người, đôi mắt chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.
  • Cô tập viết.
  • Tha lỗi cho Khôi.

Cô giáo Vân kiên trì, chịu khó, cô là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng.

c) Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?

Trả lời

Bài học rút ra từ truyện đọc trên:

  • Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác.
  • Phải biết chấp nhận và rộng lòng tha thứ cho người khác

d) Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?

Trả lời

  • Biết lắng nghe để hiểu người khác.
  • Biết tha thứ cho người khác.
  • Không chấp nhặt, không thô bạo.
  • Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
  • Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác

Câu 2:

a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em biết?

Trả lời

Học sinh kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em được nghe kể lại, được xem trên tivi, được đọc trong sách báo.

b) Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? Vì sao?

(1) Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn

(2) Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn

(3) Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ

(4) Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý

(5) Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm

(6) Hay chê bai người khác

(7) Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

(8) Hay trả đũa người khác

(9) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời

Hành vi 1, 3, 5, 7 thể hiện lòng khoan dung. Bởi vì những hành vi đó thể hiện là người biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người; sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn

c) Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan?

Trả lời

Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách.

d) Tan học, Trung vừa lấy được xe đạp ra và lên xe chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Trung làm Trung bị ngã, xe đổ, cặp sách của Trung văng ra, chiếc áo trắng vấy bẩn. Nếu em là Trung, trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

Trả lời

Em phải tìm hiểu nguyên nhân do vô tình hay cố ý bạn gái đó đã làm em bị ngã

  • Nếu bạn vô tình và biết xin lỗi em, em sẽ tha thứ cho bạn.
  • Nếu bạn cố ý, em sẽ phân tích giải thích cho bạn thấy tác hại của việc làm đó. Nếu bạn nhận ra lỗi lầm em sẽ bỏ qua, tha thứ cho bạn.

Học sinh liên hệ với thực tế tình huống gặp phải đòi hỏi phải có lòng khoan dung: Ở trường, ở ngoài đường, ở nơi công cộng.

đ) Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp (ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình. Ví dụ: Giữa em và bạn em hiểu lầm nhau và giận nhau?

Trả lời

Học sinh liên hệ với thực tế tình huống gặp phải đòi hỏi phải có lòng khoan dung: Ở trường, ở ngoài đường, ở nơi công cộng.

0