Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Giải bài tập môn GDCD lớp 12 Bài tập môn GDCD lớp 12 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay ...
Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài tập môn GDCD lớp 12
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Gợi ý làm bài:
- Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
- Chính sách của nhà nước thể hiện bình đẳng tôn giáo: mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt đạo giáo hay đạo phật hay không theo đạo. Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt đông của nhà nước như: quân đội, chính trị...
Câu 2: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?
GỢI Ý LÀM BÀI
- Ở nước ta, giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, làm cho việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định.
- Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong quan hệ giữa các dân tộc. Nhà nước ta quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến kịp trình độ chung của đất nước.
Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
GỢI Ý LÀM BÀI
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh phát triển bên vững đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
- Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc xây dựng đất nước phồn thịnh.
Câu 4: Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?
GỢI Ý LÀM BÀI
- Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
- Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
- Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
- Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy,....
Câu 5: Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này?
GỢI Ý LÀM BÀI
Bố chị H không đồng ý và ngăn cản cuộc hôn nhân của anh T và chị H vì lý do không cùng đạo là không đúng và vi phạm vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Chị H và anh T nên giải thích cho bố chị H hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, việc ngăn cản anh chị kết hôn như vậy là trái pháp luật. Ngoài ra, anh chị cũng nên tìm hiểu thêm về các quy định, những trường hợp trước đó kết hôn khác đạo ở nơi mình sinh sống để ứng xử sao cho phù hợp, giúp bố chị H hiểu hai người yêu và chân thành muốn đến với nhau. Nếu vẫn không được, anh chị có thể nhờ đến sự hỗ trợ của tổ dân phố để tác động vào tư tưởng của bố chị H.
Câu 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây?
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
- Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào
- Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
- Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
GỢI Ý LÀM BÀI
Đáp án: b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.