15/01/2018, 13:14

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10 Bài tập môn GDCD lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải ...

Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Bài tập môn GDCD lớp 10

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?

Hướng dẫn giải:

Vật chất quyết định ý thức và vật chất luôn luôn tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Vật chất bao gồm: Sự vật, hiện tượng và những vật chất cụ thể khác. Con người cũng là một dạng đặc biệt của vật chất.

Vậy sự vật, hiện tượng… trong tự nhiên là các dạng của vật chất.

Ví dụ:

  • Các sự vật như Trái đất và các sự vật trên trái đất (núi non, sông ngòi, ao hồ…) các sự vật bên ngoài trái đất như: Mặt trời, mặt trăng, sao, các hành tinh, các dãy thiên hà….
  • Các hiện tượng như: Nắng, mưa, gió, bão, sóng thân, lốc xoáy…hay sáng, trưa, chiều, tối…..

Trước khi con người ra đời nó đã hiện diện và tồn tại cho đến bây giờ, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý chí chủ quan của con người.

Câu 2: Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?

Hướng dẫn giải:

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo nên mặt xã hội trong con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bằng sức mạnh thần bí nào nà “tự bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên”.

Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hóa lâu dài. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo nên.

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.

Câu 3: Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?

A) Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

B) Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

C) Thả động vật hoang dã về rừng

D) Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

E) Trồng rừng đầu nguồn

Hướng dẫn giải:

* Việc làm đúng bao gồm:

A. Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển

C. Thả động vật hoang dã về rừng

E. Trồng rừng đầu nguồn

=> Các việc làm này đúng là bởi vì: đây là những hoạt động tích cực, cảo tạo thế giới khách quan, biết nhận thức tầm quan trọng của động vật tự nhiên và cải tạo thế giới tự nhiên.

* Việc làm sai bao gồm:

B. Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở

D. Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi

=> Các việc làm này sai là bởi vì: Đây là những hoạt động tiêu cực, con người hủy hoại thế giới khách quan, hủy hoại đất, ô nhiễm nguồn nước nguồn.

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?

Hướng dẫn giải:

Em nghĩ, con người hoàn toàn có thể hạn chế tác hại của lũ lụt.

Để hạn chế lũ lụt, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Trồng rừng để giữa nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nước.
  • Xây hồ chứa và làm thủy lợi để điều hòa mực nước.
  • Dùng phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để tránh mưa lớn gây lũ…
0