15/01/2018, 09:53

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 5 Bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 . ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

Bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

BÀI 5: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

- Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.

- Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phân tích và so sánh Tháp dân số.

II GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Phân tích và so sánh hai Tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Trả lời:

Đặc điểm

Tháp dân số 1989

Tháp dân số 1999

Hình dạng

- Đáy mở rộng

- Thân thu hẹp

- Đỉnh hẹp và thấp

- Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ khá cao: 39%

- Chân của đáy tháp thu hẹp Hình dạng

- Thân mở rộng

- Đỉnh rộng và cao hơn

- Nhóm tuổi 0 - 14 có tỉ lệ tương đối thấp: 33,5%

Cơ cấu dân số - Theo độ tuổi (%)

- Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao 53,8%

- Nhóm tuổi 15 - 59 có tỉ lệ cao hơn 58,4%
- Nhóm tuổi > 60 có tỉ lệ cao hơn trước với 8,1%

Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%)

- Nhóm tuổi > 60 tương đối thấp: 7,2%

Cao: 46,2/53,8 = 85,8%

Tương đối cao: 41,6/58,4 = 71,2%

2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.

Trả lời:

Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực:

- Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao.

- Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.

- Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

3. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số đôi với phát triển kỉnh tế - xã hội. Biện pháp khắc phục khó khăn.

Trả lời:

a) Thuận lợi Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển.

b) Khó khăn - Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng.

- Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác.

c) Biện pháp - Giáo dục ý thức về kế hoạch hoá gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh.

- Tập trung đầu tư vào giáo dục — đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

0