15/01/2018, 13:55

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu Giải bài tập Địa lý lớp 7 bài 55 trang 167 SGK Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu

Địa lý lớp 7 bài 55: Kinh tế Châu Âu

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hình 55.1, cho biết:

- Các cây trồng và vật nuôi chính ở châu Âu.

- Sự phân bố của các cây trồng và vật nuôi đó.

Trả lời:

- Các cây trồng và vật nuôi chính ở châu Âu: Lúa mì, ngô, nho, cam, chanh, củ cải đường; bò, lợn.

- Sự phân bố của các cây trồng và vật nuôi đó:

+ Vùng trồng nho và cam, chanh: Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển quanh Địa Trung Hải.

+ Vùng trồng lúa mì: Tập trung chủ yếu ở Trung Âu.

+ Vùng trồng ngô: Tập trung chủ yếu ở Nam Âu.

+ Vùng chăn nuôi bò, lợn: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng phía bắc của Tây và Trung Âu.

Câu 2. Dựa vào hình 55.2, trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Âu.

Trả lời:

Sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Âu trên hình 55.2:

- Các ngành công nghiệp truyền thống tập trung nhiều ở Tây và Trung Âu.

- Ngành lọc dầu tập trung chủ yếu ở Anh, I-ta-li-a.

- Sản xuất máy bay tập trung ở Pháp, Nga

Câu 3. Quan sát hình 55.3, nêu sự hợp tác rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay ở châu Âu.

Trả lời:

Ngành công nghiệp hàng không của châu Âu được chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao độ: mỗi quốc gia châu Âu được phân công sản xuất một số bộ phận của máy bay để đảm nhận vận dụng hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ vào việc sản xuất trên quy mô lớn hàng loạt máy bay khổng lồ với giá thành thấp và hiệu quả kinh tế cao.

Câu 4. Nêu tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu.

Trả lời:

Một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu: Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), dãy núi An-pơ, Thụy Sĩ, Viên (Áo), Am-xtec-đam (Hà Lan), Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a), Tháp nghiêng Pi-da (I-ta-li-a),...

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập Địa lý lớp 7 bài 1 trang 167 SGK: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao?

Trả lời:

Ba nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao:

- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

- Nông nghiệp gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Giải bài tập Địa lý lớp 7 bài 2 trang 167 SGK: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.

Trả lời:

Sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.

- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao.

- Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không,... nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Giải bài tập Địa lý lớp 7 bài 3 trang 167 SGK: Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào?

Trả lời:

Sự phát triển đa dạng của lĩnh vực dịch vụ châu Âu.

- Hoạt động dịch vụ ở châu Âu thâm nhập rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.

- Phát triển nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Nền nông nghiệp châu Ầu thâm canh và có hiệu quả kinh tế cao nhờ:

A. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật.

B. Gắn chặt sản xuất với chế biến.

C. Chú trọng phát triển chăn nuôi.

D. Câu A + B đúng.

2. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, công nghệ và cơ cấu công nghiệp của châu Âu đang chuyển dịch mạnh theo hướng:

A. Từ công nghiệp khai khoáng sang luyện kim.

B. Từ công nghiệp luyện kim sang cơ khí.

C. Từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp kĩ thuật cao.

D. Từ nông nghiệp sang công nghiệp.

3. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của châu Âu là:

A. Điện tử, cơ khí chính xác và tự động hoá, công nghiệp hàng không.

B. Điện tử, cơ khí chính xác và tự động hoá, luyện kim.

C. Đóng tàu, luyện kim, cơ khí chính xác và tự động hoá.

D. Dệt, điện tử, cơ khí chính xác và tự động hoá.

4. Lĩnh vực kinh tế phát triển nhất ở châu Âu là:

A. Công nghiệp.   B. Nông nghiệp.

C. Dịch vụ.           D. Công nghiệp và dịch vụ.

0