Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2) Giải bài tập 1, 2, 3 trang 83 sách giáo khoa Địa lí 11 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)
được VnDoc.com tổng hợp và đăng tải. Các bài tập trong tài liệu được gợi ý giải khá chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em thuận tiện hơn trong việc nắm bắt phương pháp giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo!
Hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 trang 83 SGK Địa lí 11
Bài 1 trang 83 SGK Địa lí 11
Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.
Hướng dẫn giải bài 1 trang 83 SGK Địa lí 11
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy bay công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô , vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…
Bài 2 trang 83 SGK Địa lí 11
Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm ?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 83 SGK Địa lí 11
- Đặc điểm của nền nông nghiệp Nhật Bản :
- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại.
- Diện tích trồng lúa gạo giảm vì : một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.
Bài 3 trang 83 SGK Địa lí 11
Dựa vào bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2001 |
2003 |
Sản lượng |
11411,4 |
10356,4 |
6788,0 |
4988,2 |
4712,8 |
4596,2 |
Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.
Hướng dẫn giải bài 3 trang 83 SGK Địa lí 11
- Từ năm 1985 – 2003, sản lượng khai thác của Nhật Bản không ngừng giảm qua các năm.
- Nguyên nhân :do nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện Công ước về biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, cho nên việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.