Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước Giải bài tập 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa Địa lí 11 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1 ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1
hướng dẫn giải cụ thể bài tập trang 9 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo!Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11
ĐỊA LÍ 11 BÀI 1: GIẢI BÀI TẬP SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Giải bài tập 1 trang 9 SGK địa lý 11: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển:
- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICs như: Hàn Quốc, Sin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,....
- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình.
- Phần lớn các nước đang phát triển hiện đều có nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ.
- Tuổi thọ trung bình (nãm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.
- Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Giải bài tập 2 trang 9 SGK địa lý 11: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
a) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xả hội. Trong đó, bôn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựư nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
b) Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp diện tử,...).
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...), các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,...).
- Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính....) ngày càng cao.
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.
Giải bài tập 3 trang 9 SGK địa lý 11: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.
Gợi ý:
- Trục tung chỉ tổng nợ (đơn vị: tỉ USD), trục hoành chỉ năm (chia khoảng cách năm thích hợp). Đường biểu diễn tổng nợ nước ngoài qua các năm, từ 1990 đến 2004.
- Nhận xét tốc độ tăng qua các năm, táng của năm 2004 so với năm 1990 và diễn biến tăng qua các năm (đều hay đột biến).