Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 16 là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 16
là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Trái Đất
Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
Trang 60 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.1 (trang 59 - SGK) và hình 16.2 (trang 60 - SGK), hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
Trả lời:
Không trăng hoặc trăng tròn.
Trang 60 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.3 (trang 60 SGK), cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
Trả lời:
Trăng khuyết
Trang 61 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.4 (trang 61 - SGK), hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây của các đại dương?
Trả lời:
Lấy ví dụ ở Bắc Đại Tây Dương:
- Khoảng 30oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng.
- Khoảng 60oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh.
Giải bài tập Địa Lí 10 bài 16 Bài 1 (trang 62): Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.
Lời giải:
- Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió; gió càng mạnh, sóng càng to.
- Nguyên nhân tạo thành sóng thần: Nguyên nhân gây ra chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
- Tác hại của sóng thần: Tàn phá kinh hoàng nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng,...
Bài 2 (trang 62 sgk Địa Lí 10): Dựa vào các hình 16.1, 16.2, 16.3 (trang 59, 60 - SGK), hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời 1 các ngày triều cường kém như thế nào?
Lời giải:
- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày thuỷ triều: Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất.
- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày thuỷ triều kém: Mặt Trăng nằm thẳng góc với Mặt Trời và Trái Đất.
Bài 3 (trang 62 sgk Địa Lí 10): Dựa vào hình 16.4 (trang 61 - SGK) và kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, bờ nào của lục địa có khí hậu khô? Tại sao?
- Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp, mưa nhiều?
Lời giải:
- Ở vùng chí tuyến, bờ đông của lúc địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, vì ảnh hưởng của dòng biển nóng; bờ tây của lục địa có khí hậu khô, vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Ở vùng ôn đới, bờ tây của đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ tây của lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.