15/01/2018, 12:41

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1 tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1

tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu hỏi lý thuyết 1 trang 5 SGK Địa lí 10)

Dựa vào hình 1.3b (sgk trang 5), em hãy cho biết theo phép chiếu hình này, khu vực nào của bản đồ chính xác, khu vực nào kém chính xác?

Hướng dẫn giải:

Phép chiếu này bảo đảm chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác.

Câu hỏi lý thuyết 2 trang 6 SGK Địa lí 10)

Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu: vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác?

Hướng dẫn giải:

Vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu nón là chính xác, còn các vĩ tuyến khác vĩ tuyến khác đều dài ra nên phép chiếu này không đảm bảo được hình dạng và diện tích các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón kém chính xác dần khi càng xa vĩ tuyến tiếp xúc.

Bài 1 trang 8 sgk Địa lí lớp 10

Kẻ lại bảng và điền những nội dung thích hợp vào ô trống:

Hướng dẫn giải:

Bài 2 trang 8 sgk Địa lí lớp 10

Hãy cho biết phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào?

Hướng dẫn giải:

  • Phép chiếu phương vị đứng thường dùng để vẽ bản đồ khu vưc quanh cực.
  • Phép chiếu hình nón đứng thường dùng để vẽ nản đồ các vùng thuộc trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên Bang Nga, Trung Quốc...
  • Phép chiếu hình trụ đứng thường để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần xích đạo.
0