Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay Giải bài tập môn Lịch sử lớp 9 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 13 tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài ...
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 13
tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài tập 1 trang 44 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đặc điểm bao trùm lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
A. thế giới chia thành nhiều phe đối lập nhau
B. thế giới chia thành hai phe TBCN và XHCN do hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô đứng đầu
C. thế giới chia thành ba phe TBCN, XHCN và trung lập
D. thế giới không phân chia phe phái, tất cả các nước quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 2. Mục tiêu đấu tranh của các lực lượng XHCN và cách mạng là
A. Phát triển kinh tế để trở thành các nước giàu mạnh
B. Tăng cường xây dựng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước
C. Hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
D. Bảo vệ môi trường trong sạch
Câu 3. Ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là:
A. Anh- Pháp –Mĩ
B. Mĩ- EU- Nhật Bản
C. Xin-gapo-Hàn Quốc-Trung Quốc
D. Nga- Nhật Bản-Hàn Quốc
Câu 4. Nhân tố có ý nghĩa quyết định để tăng trưởng kinh tế và nâng cao không ngừng mức sống của con người trong thế kỉ XX là:
A. Tìm ra các vùng đất mới
B. Cách mạng công nghiệp
C. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại
D. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
Câu 5. Giai đoạn sau “chiến tranh lạnh” là giai đoạn
A. Từ năm 1945 đến năm 1991
B. Từ năm 1991 đến nay
C. Từ năm 1989 đến nay
D. Từ năm 1954 đến năm 1975
Câu 6. Biểu hiện của sự liên kết kinh tế khu vực trong các nước tư bản là
A. Liên minh kinh tế Hàn Quốc-Nhật Bản
B. Liên minh kinh tế Nhật- Mĩ
C. Liên minh Châu Âu (EU)
D. Liên minh kinh tế các nước Bắc Âu: Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển.
Hướng dẫn làm bài:
1. B 2. C 3. B 4. C 5. B 6. C
Bài tập 2 trang 45 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền vào ô trống bên phải của sơ đồ dưới đây nội dung phù hợp để làm rõ tình hình nổi bật của các nước XHCN trong những năm cuối thế kỉ XX.
Hướng dẫn làm bài:
Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Bài tập 3 trang 45 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau
1. [ ] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành hệ thống thế giới.
2. [ ] Sự tan rã của “trật tự hai cực’’ (1991) được coi như một mốc đánh dấu cho sự phân kì của giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay.
3. [ ] Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã vươn lên trở thành nước TBCN giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới và không vấp phải bất kì một thất bại nào.
4. [ ] Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo chiều hướng trật tự thế giới đa cực với nhiều trung tâm.
5. [ ] Ngày nay, các cường quốc đang ra sức vương lên, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn để có ưu thế trong trật tự thế giới mới.
6. [ ] Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. đây là thuận lợi to lớn đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI
Hướng dẫn làm bài:
Đúng 1, 2, 4, 6; Sai 3, 5
Bài tập 4 trang 45 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền vào cột bên trái của bảng dưới đây mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử ở cột bên phải?
Thời gian |
Sự kiện |
1,.. |
Các nước XHCN đã trở thành một nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. |
2,.. |
Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam |
3,.. |
Hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” |
Hướng dẫn làm bài:
Thời gian |
Sự kiện |
1, Năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX |
Các nước XHCN đã trở thành một nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế. |
2, Từ năm 1945 đến 1954 |
Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam |
3, Tháng 12 – 1989 |
Hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” |
Bài tập 5 trang 46 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy trình bày nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Hướng dẫn làm bài:
- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự. trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
- Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản. tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
- Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Bài tập 6 trang 46 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Xu thế phát triển của thế giới ngày nay như thế nào và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- Xu thế phát triển của thế giới:..
- Nhân tố phụ thuộc:..
Hướng dẫn làm bài:
1. Đặc điểm, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, đang dần hình thành một trật tự thế giới mới:
- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm … Mĩ cố gắng vươn lên “Trật tự đơn cực”. Trong khi đó, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc cố gắng duy trì “Trật tự đa cực”.
- Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng… Vai trò của Liên hợp quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh thế giới…
- Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
- Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố …
- Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” … Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.
2. Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới.
- Thực sự kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc (Mĩ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đức) trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (sức mạnh tổng hợp về mọi mặt trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột) tiếp tục phát triển.
- Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới phụ thuộc:
- Sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước chủ nghĩa xã hội.
- Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập.
- Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá và biến chuyển trên cụ diện thế giới.
- Xu thế mới đó đã đặt ra cho tất cả các quốc gia dân tộc trước những thử thách, những thời cơ, những vận hội mới để đưa vận mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới. Thời cơ lớn đó là mở rộng quan hệ hữu nghị có thể nhanh chóng đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại. Song xu thế đó cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trước những thách thức lớn, hoặc là nhanh chóng tiến lên kịp với thời đại, hoặc là sẽ bị tụt hậu hoặc là “hoà đồng”, hoà nhịp được với xu thế phát triển của thời đại hoặc là bị “hoà tan”, đánh mất chính mình, đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình.
- Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
- Tuy nhiên sự nghiệp bảo vệ hoà bình mối quan tâm của toàn nhân loại, đang ngày càng phát triển, mặc dù những xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi, song đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mang tính huỷ diệt, nhằm bảo vệ sự sống con người và nền văn minh nhân loại.