Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX Giải bài tập môn Lịch sử lớp 8 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 9 là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được VnDoc.com ...
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 9
là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 8 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài Tập 1 trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây, cuối cùng Ấn Độ trở thành thuộc địa của?
A. Tây Ban Nha
B. Pháp
C. Hà Lan
D. Anh
Câu 2. Tiêu biểu nhất trong các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc Ấn Độ
B. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Trung Ấn Độ
C. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
D. Cuộc khởi nghĩa do Lắc-smi Bai lãnh đạo .
Câu 3. Đảng Quốc dâ Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) là chính đảng của
A. Giai cấp công nhân Ấn Độ
B. Giai cấp tư sản Ấn Độ
C. Tầng lớp đại tư sản người Ấn
D. Tư sản tri thức Ấn Độ
Câu 4. Đối với thực dân Anh, phải "Ôn hoà" trong Đảng Quốc đại chủ trương
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thức dân Anh
B. thoả hiệp, chỉ yêu cầu chính quyền thực dân phải cải cách
C. chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang về một nước Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh.
D. hợp tác với chính quyền thực dân để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 5. trước thái độ kiên quyết chống Anh của phái “Cấp Tiến” trong Đảng Quốc Đại, thực dân Anh đã
A. thoả hiệp, trao đổi cho giai cấp tư sản Ấn Độ một số quyền lợi
B. nới lỏng ách cai trị của thực dân Ấn Độ
C. bắt giam Ti-Lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng
D. cho quân đàn áp, bắt tất cả các thành viên của phái “Cấp tiến” .
Câu 6. Năm 1905 diễn ra những cuộc biểu tình của nhân Ấn Độ nhằm
A. Chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ
B. Chống chính sách "chia để trị” của thực dn Anh đối với xứ Ben-gan.
C. Đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông
D. Tất cả những mục đính trên
Câu 7. Đầu thế kỉ XX, nhân tố mới xuất hiện trong phòng trào dân tộc Ấn Độ là
A. giai cấp công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham ra phong trào dân tộc
B. phòng trào do giai cấp tư sản lãnh đạo
C. phong trào đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo một phong trào dân tộc rộng lớn
D. có sự liên minh giữa các lực lượng, đảng phái của Ấn Độ.
Câu 8. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trở lên quyết liệt vào năm 1908, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của
A. công nhân Bom-bay
B. thuỷ binh Bom-bay
C. công nhân ở Ma-đrát và Can- cút-ta
D. công nhân xứ Ben-gan.
Hướng dẫn trả lời
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
C |
B |
B |
C |
B |
A |
A |
Bài Tập 2 trang 28 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S(Sai) vào [ ] trước các câu trả lời sau:
1. [ ] Chính sách của thức dân Anh ở Ấn Độ tạo điều kiện cho đất nước này phát triển mạnh mẽ theo hướng TBCN.
2. [ ] Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm là ngòi nổ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay chống thực dân Anh trong những năm 1857-1859.
3. [ ] giai cấp tư sản Ấn Độ là giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện sớm nhất ở Châu Á.
4. [ ] Đảng Quốc Đại luôn đạt được sự nhất trí cao trong quá trình lãnh đạo phong trào dân tộc, dân chủ ở Ấn Độ.
5. [ ] trong những năm 1905-1908, công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham ra phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp mình.
Hướng dẫn làm bài:
Đúng: 2, 3; Sai: 1, 4, 5
Bài Tập 3 trang 29 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Qua bảng thống kê dưới đây, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và hậu quả của nó đối với đất nước này.
Giá trị lương thực xuất khẩu |
Số người chết đói |
||
Năm |
Số lượng |
Năm |
Số lượng |
1849 |
858 000 livrơ |
1825-1850 |
400000 |
1858 |
3 800 000 livrơ |
1850-1875 |
5000000 |
1901 |
9 300 000 livrơ |
1875-1900 |
15000000 |
Nhận xét :…………
Hướng dẫn làm bài:
Giá trị lương thực xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng tăng không đồng nghĩa với sự phát triển của nền kinh tế nước này mà chứng tỏ chính sách vơ vét, bóc lột Ấn Độ ngày càng thậm tệ của thực dân Anh. Chính sách đó đã gây nên những nạn đói vô cùng khủng khiếp ở Ấn Độ.
Bài Tập 4 trang 29 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy nối mốc thời gian ở ô bên trái với nội dung sự kiện lịch sử Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu Thế kỉ XX ở ô bên phải cho phù hợp.
Hướng dẫn làm bài:
Nối: 1-C; 3-D; 4-A; 5-B
Bài Tập 5 trang 29 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy so sánh đường lối đấu tranh giữa hai phái "Ôn hoà" và “Cấp tiến” trong Đảng Quốc Đại Ấn Độ.
Hướng dẫn làm bài:
Phái "Ôn Hoà" |
Phái "Cấp Tiến” |
Chủ chương thoả hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ Anh cải cách. |
Phải phản đối thái độ thoả hiệp của phái "Ôn Hoà”, đòi phải có thái độ kiên quyết chống Anh, giành độc lập dân chủ. |
Bài Tập 6 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX thể hiện như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Hướng dẫn làm bài:
- Nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX
- Phong trào đấu tranh mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vidf một nước Ấn Độ độc lập, dân chủ.
- Lần đầu tiên công dân tham ra phong trào dân tộc, thể hiện vai trò ngày càng cao trong phong trào.
- Bị thực dân Anh đàn ap dã man, các phong trào lần lượt thất bại, tuy nhiên đó là cơ sở cho những thắng lợi sau này.