15/01/2018, 15:14

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến Giải bài tập môn Lịch sử lớp 7 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiế n ...

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 7 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 7 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nông dân lĩnh canh là những người

A. có nhiều ruộng đất.

B. có đủ ruộng đất để cày cấy, tự làm ăn, sinh sống.

C. mất ruộng đất, phải nhận ruộng để cày cấy và nộp tô cho địa chủ.

D. không có ruộng đất, bị phụ thuộc cả thân thể vào người chủ.

2. Trung Quốc được thống nhất vào năm

A. 221 TCN.

B. 212 TCN.

C. 206 TCN.

D. 122 TCN.

3. Công trình Vạn lí trường thành được xây dựng từ thời

A. Xuân Thu - Chiến Quốc.

B. Tần.

C. Hán.

D. Đường.

4. Để củng cố chính quyền mới, nhà Hán đã thi hành nhiều chính sách, ngoại trừ

A. xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

B. giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích nông dân nhận ruộng để cày cấy và khẩn hoang.

C. gây chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên và các nước phương Nam.

D. mở rộng giao lưu buôn bán với các thương nhân phương Tây.

5. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Quốc chống nhà Nguyên là

A. chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên với các dân tộc người Trung Quốc.

B. người Mông cổ được hưởng mọi đặc quyền.

C. người Hán ở địa vị thấp, bị cấm đoán nhiều thứ.

D. mâu thuẫn dân tộc giữa người Hán và người Mông cổ ngày càng sâu sắc.

6. Người đã có công thành lập ra nhà Minh là

A. Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt).                         B. Chu Nguyên Chương,

C. Lý Tự Thành.                                          D. Tôn Trung Sơn.

7. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Vạn lí trường thành.                     B. Cung A Phòng.

c. Lăng Li Sơn.                                  D. Cố cung ở Bắc Kinh.

8. Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo

Trả lời

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

B

D

D

B

D

B

Bài tập 2 trang 13 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô  trước các câu sau.

1. Công cụ lao động bằng sắt bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Tần (thế kỉ III TCN).

2. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành vào thời Tần và được xác lập vào thời Hán.

3. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

4. Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in...

5. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng của Trung Quốc có từ thời Đường

Trả lời

Đúng: 2, 3, 4

Sai: 1, 5.

Bài tập 3 trang 13 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp.

A

B

1. Tần Thủy Hoàng

a) Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài

2. Các vua thời Hán

b) Chia đất thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan đến cai trị, ban hành chế dộ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước

3. Các vua thời Đường

c) Xóa bỏ chế độ phát luật hà khắc, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích phát triển nông nghiệp.

4. Các vua thời Tống

d) Chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc

5. Các vua thời Nguyên

e) Xóa bỏ các thứ thuế và sưu dịch nặng nề, mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích một số ngành thủ công nghiệp.

6. Các vua thời Minh - Thanh

f) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

Trả lời

1-b;             2-c;                 3-a;              4-e;                5-g;                  6-d

Bài tập 4 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Điền tên tác giả cho đúng với các tác phẩm vãn học, sừ học trong bảng sau

Tác phẩm

Tác gia

Thuỷ hử

 

Tam quốc diễn nghĩa

 

Tây du kí

 

Hồng lâu mộng

 

Sử kí

 

Trả lời

Tác phẩm

Tác gia

Thuỷ hử

Thi Nại Am

Tam quốc diễn nghĩa

La Quán Trung

Tây du kí

Ngô Thừa Ân

Hồng lâu mộng

Tào Tuyết Cần

Sử kí

Lê Văn Hưu

Bài tập 5 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Trình bày tóm tắt sự hình thành xã hội phong kiến ờ Trung Quốc.

Trả lời

  • Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc có thay đổi: về kinh tế, sản xuất tiến bộ, có công cụ bằng sắt nên diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, giao thông thuỷ lợi phát triển.
  • Xã hội bị phân hoá:
    • Quý tộc và nông dân giàu có, trong tay có nhiều ruộng đất, tiến hành phát canh cho nông dân và thu tô.
    • Nông dân bị phân hoá: nông dân giàu trở thành địa chủ; nông dân có đủ ruộng để cày cấy, có thể tự nuôi sống mình gọi là nông dân tự canh. Số đông còn lại không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, đó là nông dân lĩnh canh hay tá điền.

Từ quan hệ trên, xã hội phong kiến đã hình thành ở Trung Quốc.

Bài tập 6 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?

Trả lời

Có những biểu hiện sau đây:

  • Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương.
  • Mở khoa thi để chọn người tài cho đất nước.
  • Kinh tế phát triển, giảm thuế, thi hành chế độ quân điền.

Bài tập 7 trang 14 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy cho biết chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Trả lời

Nhà Tần:gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

Bài tập 8 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Em hiểu thế nào về Nho giáo?

Trả lời

  • Người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.
  • Nho giáo là hệ tư tưởng, đạo đức, chính trị của giai cấp phong kiến Trung Quốc.
  • Nho giáo đề cao những nguyên tắc trong quan hệ giữa người với người nhằm phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
    • Quan hệ đó là: vua - tôi, chồng - vợ, cha - con.

Bài tập 9 trang 15 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Trình bày một số thành tựu về nghệ thuật, kiến trúc của Trung Quốc.

  • Nghệ thuật:
  • Kiến trúc:

Trả lời

  • Nghệ thuật: giấy viết có Thái Luân, nghề in, la bàn, thuốc súng, dệt vải, làm đồ sứ, đóng tàu, luyện sắt …
  • Kiến trúc: Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành....
0