Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Giải bài tập môn Lịch sử lớp 11 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 ...
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 23
là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải vở bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.
Bài tập 1 trang 111 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy tóm lược chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
Trả lời:
- Chủ trương: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.
- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905)
- Hoạt động:
- Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam:
- Mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
- Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.
- Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.
- Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật-Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
- Tháng 6- 1912, ông lập Việt Nam Quang phục hội:
- Tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
- Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam… nhưng chỉ thu được những kết quả hạn chế trong khi lực lượng hao tổn khá lớn.
- 24-12-1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông .
- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.
- Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam:
Bài tập 2 trang 112 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Điền những thông tin phù hợp vào bảng sau về phong trào Duy tân ở Trung Kì (1906 - 1908).
Kinh tế |
|
Văn hóa |
|
Giáo dục |
Trả lời:
Kinh tế |
Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”… |
Văn hóa |
Vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến…. |
Giáo dục |
Mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới … |
Bài tập 3 trang 113 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Điền các thông tin phù hợp vào bảng sau vế hai xu hướng bạo động và cải cách do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng
Xu hướng |
Bạo động |
Cải cách |
Mục tiêu |
||
Biện pháp |
||
Kết quả, ý nghĩa |
Trả lời:
Xu hướng |
Bạo động |
Cải cách |
Mục tiêu |
Giải phóng dân tộc (cứu nước, cứu dân) |
Tiến hành cải cách xã hội (cứu dân, cứu nước). |
Biện pháp |
Chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào sự viện trợ của nước ngoài (cầu viện Nhật Bản), bằng cách bạo lực vũ trang. |
Đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. |
Kết quả, ý nghĩa |
Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. |
Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến. |
Bài tập 4 trang 113 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai vế khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra là do mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là nông dân, với thực dân Pháp. |
|
Nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa để bảo vệ cuộc sống của mình, chống lại việc bình định của quân Pháp. |
|
Thực dân Pháp muốn dập tắt khởi nghĩa Yên Thế để ổn định tình hình, đẩỵ mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. |
|
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, nhưng Đề Thám vừa củng cố lực lương vừa quyết tâm chống Pháp đến cùng. |
|
Khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ sức mạnh tiềm tàng cùng những hạn chế của giai cấp nông dân trong phong trào giải phóng dân tộc |
|
Chứng mình rằng nông dân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi. |
Trả lời:
Đ |
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra là do mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là nông dân, với thực dân Pháp. |
Đ |
Nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa để bảo vệ cuộc sống của mình, chống lại việc bình định của quân Pháp. |
Đ |
Thực dân Pháp muốn dập tắt khởi nghĩa Yên Thế để ổn định tình hình, đẩỵ mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. |
Đ |
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, nhưng Đề Thám vừa củng cố lực lương vừa quyết tâm chống Pháp đến cùng. |
Đ |
Khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ sức mạnh tiềm tàng cùng những hạn chế của giai cấp nông dân trong phong trào giải phóng dân tộc |
S |
Chứng mình rằng nông dân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi. |
Bài tập 5 trang 114 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần vương chống Pháp theo nội dung trong bảng dưới đây:
Nội dung so sánh |
Phong trào Cần vương |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục tiêu |
||
Lãnh đạo |
||
Lực lượng tham gia |
||
Quy mô |
||
Kết quả, ý nghĩa |
Trả lời:
Nội dung so sánh |
Phong trào Cần vương |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục tiêu |
Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam. |
Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới. |
Lãnh đạo |
Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng… |
Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ. |
Lực lượng tham gia |
Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân |
Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ, phú nông, tiểu tư sản, nông dân. |
Quy mô |
Phát triển rộng khắp |
Phát triển rộng khắp |
Ý nghĩa |
Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam. |
+ Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời. + Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân. + Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới. |
2. Theo em, phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 tiến bộ hơn so với phong trào Cần vuơng cuối thế kỉ XIX ở những điểm nào?
Trả lời: Tiến bộ hơn về mục tiêu và phương pháp đấu tranh: Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân. => Ý thức được chế ộ phong kiến đã không còn phù hợp.
Bài tập 6 trang 115 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nối tên nhân vật ở các ô bên trái với phong trào yêu nước ở ô bên phải sao cho phù hợp:
Trả lời: