31/08/2018, 00:09

Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Hướng dẫn trả lời câu hỏi sách bài tập Lịch sử 12 Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13 Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 hướng dẫn trả lời câu hỏi ...

Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13

Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập môn Lịch sử lớp 12, được VnDoc.com trình bày chi tiết trong bài viết này. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo.

Bài tập 1 trang 53, 54, 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (HVNCMTN) ra đời vào

A. tháng 12 - 1924.                                 C. tháng 6- 1925.

B. tháng 2- 1925.                                    D. tháng 7- 1925.

2. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là

A. chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam

B. tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Trung Quốc.

D. một chi bộ của Quốc tế Cộng sản

3. Hoạt động chủ yếu của HVNCMTN là

A. các hội viên nghe Nguyễn Ái Quốc giảng lí luận vế cách mạng giải phóng dân tộc.

B. viết sách, báo tuyên truyền giác ngộ cách mạng,

C. xây dựng tổ chức cơ sở ở trong và ngoài nướC.

D. Các ý A, B và C đều đúng.

4. Phong trào "vô sản hoá" năm 1928 có tác dụng

A. tăng cường số lượng công nhản làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền.

B. nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào đấu tranh trong cả nước.

C. thúc đẩy các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên.

D. chuẩn bị trực tiếp vế tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Việt Nam Quốc dân đảng (VNQDĐ) được thành lập năm

A. 1925.               B. 1926.                  C. 1927.                D. 1928.

6. Lực lượng nắm quyến lãnh đạo trong VNQDĐ là

A. trí thức tiểu tư sản.                 C. tầng lớp đại địa chủ.

B. tư sản dân tộc.                       D. đại diện của trí thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc.

7. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là

A. xu thế vận động khách quan của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới tác động của HVNCMTN.

B. kết quả nhất trí cao của các đại biểu HVNCMTN tại Đại hội lần thứ nhất (5- 1929).

C. thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các tổ chức chính trị đại diện cho các khuynh hướng cách mạng khác nhau.

D. bước chuẩn bị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

8. Tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm đại biểu của những tổ chức cộng sản là

A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng và Đỏng Dương Cộng sản liên đoàn,

C. Đông Dưong Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Trả lời:

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

D

B

C

B

C

A

Bài tập 2 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy ghép những nội dung ở cột bên phải với tên tác phẩm ở cột bên trái cho phù hợp.

Tác phẩm

Nội dung

1. Báo Thanh niên

2. Đường Kách mệnh

a) Tập trung giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy ý chí căm thù giặc.

b) Khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

c) Giới thiệu cách mạng Nga.

d) Nêu những nguyên lí cơ bản xây dựng một chính đảng kiểu mới.

e) Chỉ rõ đảng mácxít là nhân tố quyết định thắng lọi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

g) Nêu phương hướng phát triển và vận động của cách mạng giải phóng dân tộc.

h) Khẳng định vị trí của "dân tộc cách mệnh" và "giai cấp cách mệnh

i) Nhấn mạnh vai trò của liên minh công nông.

Trả lời:

1- b, c, e, i

2-a, d, g, h

Bài tập 3 trang 56 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy hoàn thành bảng kiến thức về HVNCMTN và VNQDĐ trong thời gian từ năm 1925 đến năm 1927.

Nội dung

HVNCMTN

VNQDĐ

Thời gian thành lập

   

Khuynh hướng cách mạng

   

Tôn chỉ, mục đích

   

Cơ cấu tổ chức

Tổng bộ, Kì bộ, các tổ chức cơ sở trong và ngoài nước

 

Đối tượng tham gia

   

Địa bàn hoạt động

 

Chủ yếu ở Bắc Kì

Hoạt động chính

   

Nhận xét chung

 

Trả lời:

Nội dung

HVNCMTN

VNQDĐ

Thời gian thành lập

6/1925

25/12/1927

Khuynh hướng cách mạng

cách mạng vô sản

cách mạng dân chủ tư sản

Tôn chỉ, mục đích

“tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình”.

- Nguyên tắc: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”

- Chương trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ. Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp và nhà Nguyễn ;cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Cơ cấu tổ chức

Tổng bộ, Kì bộ, các tổ chức cơ sở trong và ngoài nước

- Ban lãnh đạo

- Ban Binh vụ khuyết

Đảng được tổ chức với ba đảng viên trở lên làm một "tổ". Mười chín đảng viên trở lên thì làm một "chi bộ". Cao hơn chi bộ là "xã bộ", "huyện bộ" rồi cuối cùng là "tổng bộ" ở cấp quốc gia. Mỗi chi bộ có ít nhất bốn tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chánh và tình báo.

Đối tượng tham gia

giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

 

Địa bàn hoạt động

Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước

Chủ yếu ở Bắc Kì

Hoạt động chính

- Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập (21/6/1925).

- Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan)

- 928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị (bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, …

- Năm 1929 bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh ), nhà máy AVIA (Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng…, có sự liên kết giữa các ngành và các địa phương thành phong trào chung.

- 2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh (Bazin)ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”

- 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp…

- Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Nhận xét chung

- Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đưa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.

- Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.

Bài tập 4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy nêu rõ vai trò của Hội VNCMTN đối với cách mạng ở Việt Nam

Trả lời:

* Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với sự thành lập Đảng

  • Đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
  • Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển, góp phần đánh bại quan điểm “phi vô sản”.
  • Là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
  • Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền, tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Đây là một bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời 1 chính đảng Cộng sản sau này.

Bài tập 5 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy phân tích để làm rõ tính sáng tạo, đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Trả lời:

Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh được thể hiện ở những vấn đề sau:

Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa học.

Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta thấy rằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Điều này cũng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Tính đúng đắn và sáng tạo thể hiện ở chỗ Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra.

Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.

Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông…để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước…, vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.

Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng của giai cấp công nhân.

Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.

Tóm lại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

Bài tập 6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?

Trả lời:

Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

  • Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
  • Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
  • Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Viêt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
  • Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Viêt Nam.

Bài tập 7 trang 58 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12

Hãy gạch chân những chỗ sai ở các câu dưới đây và giải thích tại sao ?

1. Đông Dương Cộng sản đảng là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

2. Bên cạnh những hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, HVNCMTN cũng rất chú trọng các hoạt động vũ trang để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

3. HVNCMTN là một tổ chức quá độ, phù hợp để tiến tới thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đây là lớp huấn luyện các đảng viên Ưu tú làm nòng cốt cho Đảng sau này.

4. "Đường Kách mệnh" là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. "Vô sản hoá" là phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân chống lại việc thực dân Pháp cướp ruộng đất lập đồn điền, làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất phải bán sức lao động để làm thuê và trở thành công nhân.

6. Ngày 25 - 12 - 1927, VNQDĐ ra đời, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp tư sản dân tộc khi vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

7. Giống như HVNCMTN, VNQDĐ rất chú ý đến các hoạt động tuyên truyền, vừa để cổ động cho đường lối dân chủ tư sản, vừa để gây ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương: “ tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.

8. Mâu thuẫn giữa ba tổ chức cộng sản (ra đời năm 1929) về đường lối và tổ chức ngày càng sâu sắc. Từ thực tiễn đó, Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc).

9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

Trả lời:

1. Đông Dương Cộng sản đảng là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Tháng 3 năm 1929, 7 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ đã nhóm họp tại nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và bầu Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm bí thư. Nguyễn Phong Sắc mặc dù vắng mặt do bận công tác đột xuất nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức[2]. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này chủ trương tiến tới thành lập đảng cộng sản. Trên cơ sở đó, chi bộ tích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

2. Bên cạnh những hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, HVNCMTN cũng rất chú trọng các hoạt động vũ trang để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

3. HVNCMTN là một tổ chức quá độ, phù hợp để tiến tới thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đây là lớp huấn luyện các đảng viên Ưu tú làm nòng cốt cho Đảng sau này.

Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng

  • Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Đưa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.
  • Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.
  • Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.

4. "Đường Kách mệnh" là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt

5. "Vô sản hoá" là phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân chống lại việc thực dân Pháp cướp ruộng đất lập đồn điền, làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất phải bán sức lao động để làm thuê và trở thành công nhân.

"Vô sản hoá" là phong trào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà các hội viên đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền chủ nghĩa Mac- Lenin, giác ngộ cách mạng và tổ chức công nhân đấu tranh

6. Ngày 25 - 12 - 1927, VNQDĐ ra đời, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp tư sản dân tộc khi vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc. địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ; còn ở Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể. Việt Nam Quốc dân đảng vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. => chứ không nắm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước

7. Giống như HVNCMTN, VNQDĐ rất chú ý đến các hoạt động tuyên truyền, vừa để cổ động cho đường lối dân chủ tư sản, vừa để gây ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương: “tiến hành cách mạng bằng bạo lực”.

8. Mâu thuẫn giữa ba tổ chức cộng sản (ra đời năm 1929) về đường lối và tổ chức ngày càng sâu sắc. Từ thực tiễn đó, Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc).

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau,làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn =>Nguyễn Ai Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng do Trần Phú soạn thảo.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

0