15/01/2018, 14:26

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Giải bài tập môn GDCD lớp 6 Bài tập môn GDCD lớp 6 Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 18: ...

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài tập 1: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Trả lời

Điều 73, hiến pháp 1992 quy định: Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật, có nghĩa là:

  • Không được chiếm đoạt
  • Không được tự ý mở thư tín, điện tín
  • Không được nghe trộm điện thoại của người khác
  • Việc bóc, mở, kiểm soát thư tín, điện tín của công dân do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật

Bài tập 2: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Trả lời

  • Tự ý bóc thư của người khác
  • Tự ý nghe điện thoại
  • Tự ý gửi thư, gọi điện thoại, sử̉ dụng điện thoại của người khác mà không có sự đồng ý, cho phép của người đó.

Bài tập 3: Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác?

Trả lời

  • Biết tự bảo vệ quyền của mình
  • Tôn trọng quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của mình và của người khác
  • Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.

Bài tập 4: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A.Thư của người thân nhất thì có thể bóc ra

B. Thư của người khác dù để ngỏ cũng không được tự ý đọc

C. Thư nhặt được thì có thể mở ra xem

D. Cha mẹ có thể đọc thư, nghe điện thoại của con

Bài tập 5: Em sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp bác đưa thư bỏ nhầm thư của người khác vào nhà em?

  1. Cứ để nguyên thư đó không động đến
  2. Tìm cách mang thư trả cho người nhận
  3. Bóc thư ra xem rồi xé hoặc đốt đi
  4. Bóc thư ra xem trước rồi mang trả người nhận

Bài tập 6: Theo em, những hành vi sau vi phạm quyền gì của công dân mà em đã học?

  1. Con đến tuổi đi học nhưng cha mẹ không cho đến trường
  2. Nhặt được thư của người khác, tự ý mở ra xem
  3. Chửi mắng, đánh đập người làm thuê
  4. Tự ý vào nhà người khác khi không có mặt chủ nhà

Bài tập 7: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai?

  1. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam.
  2. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
  3. C. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh.
  4. Không được xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được pháp luật cho phép.
  5. Nhân viên bưu điện có quyền kiểm tra thư của người khác.

Trả lời

Câu 4: B

Câu 5: B

Câu 6

A, Vi phạm quyền trẻ em và quyền và nghĩa vụ học tập.

B. Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Vi phạm quyển được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm vẻ chỗ ở.

Câu 7

Đúng: B, D

Sai: A, C, E

Bài tập 8: Liên là một nữ sinh lớp 6, học giỏi, tính tình lại dịu dàng nên có nhiều bạn mến. Có một bạn nam lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Bình đọc trộm được bức thư đó, đã đem chuyện kể với nhiều bạn ở lớp. Các bạn xì xào bàn tán, chế giễu, gán ghép 2 bạn với nhau, làm Liên rất khó chịu và xấu hổ. Còn Bình thì vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của Bình không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý cho Bình như thế nào?

3/ Em sẽ góp ý cho các bạn cùng lớp như thế nào?

Trả lời

Việc làm của Bình là sai, vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Cần góp ý cho các bạn cùng lớp không nên chế giễu, gán ghép bạn.

Bài tập 9: Nhà bà Ba gần nhà bà Tám. Hai nhà từ lâu đã có xích mích về chuyện làm ăn. Một hôm khi bà Ba đi vắng, người đưa thư đến không gặp nên nhờ bà Tám chuyển hộ bức thư cho bà Ba. Bà Tám bóc thư ra xem với ý định dò xét quan hệ làm ăn của bà Ba, sau đó không đưa thư cho bà Ba mà đốt đi. Không may đó lại là thư hẹn của bạn hàng, vì không nhận được thư nên bà Ba đã bỏ lỡ mất một hợp đồng quan trọng và bị thiệt hại đáng kể.

Câu hỏi:

1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền gì của công dân? Cụ thể đã vi phạm gì?

2/ Hành vi đó có vi phạm đạo đức không? Vì sao?

3/ Chúng ta rút ra bài học gì qua tình huống trên?

Trả lời

Hành vi của bà Tám vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của bà Ba. Cụ thể, bà Tám đã chiếm đoạt, tự ý đọc thư và huỷ thư của bà Ba.

Bài tập 10: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

a) Em nhặt được lá thư của ai đó rơi ở sân trường.

b) Phát hiện có người chiếm đoạt thư hoặc xem trộm thư của người khác.

c) Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm

Trả lời

Ta phải tôn trọng thư từ, điện thoại của người khác; phải có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ quyền của mình cũng như của người khác.

0