15/01/2018, 14:26

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Giải bài tập môn GDCD lớp 6 Bài tập môn GDCD lớp 6 Giải bài tập SBT ...

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài tập môn GDCD lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài tập 1: Em hãy nêu nội dung cơ ban của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quvền được pháp luật báo hộ vể tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Trả lời

Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân.

Bài tập 2: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Trả lời

Một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân:

  • Giết người
  • Đánh người, gây thương tích
  • Vu khống vu cáo, làm nhục người khác

Bài tập 3: Theo em, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với mỗi công dân?

Trả lời

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công dân: quyền đưa ra giúp công dân tránh được những đe dọa từ người khác, trừng phạt những người gây ra lỗi trước pháp luật, công dân được bảo vệ bởi sự bao bọc của pháp luật.

Bài tập 4: Theo em, hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân?

  1. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  2. Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ
  3. Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người
  4. Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

  1. Phê bình người khác khi thấy có việc làm sai trái
  2. Tung tin bịa đặt nói xấu người khác
  3. Báo cáo với người có trách nhiệm về vụ việc vi phạm của người khác
  4. Tố cáo với cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của người khác

Bài tập 6: Hùng và Tâm ở gần nhà nhau. Một lần, do nghi ngờ Tâm ăn trộm gà của nhà mình, Hùng cùng anh trai chửi mắng, đánh và doạ nạt Tâm.

Câu hỏi

Theo em, cách ứng xử nào của Tâm là tốt nhất trong tình huống đó?

  1. Tâm rủ anh trai cùng đánh lại Hùng.
  2. Tâm im lặng, không có phản ứng gì.
  3. C. Tâm sợ hãi, không dám nói với ai và không dám đi một mình.
  4. Tâm tỏ thái độ phản đối Hùng và báo cho cha mẹ, bác tổ trưởng biết để có ý kiến với Hùng.

Trả lời

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6: D

Bài tập 7: Nhà ông Vấn nuôi được một đàn gà đã lớn, nhưng gần đây thỉnh thoảng lại bị mất trộm một vài con. Để chống trộm, ông Vấn đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi bắt trộm được hai con gà, Tính bị sập bẫy, bị thương ở chân. Do bị ngấm thuốc độc, nhiễm trùng nặng nên Tính phải đi bệnh viện cấp cứu.

Câu hỏi:

1/ Ông Vấn đã đặt bẫy ở cửa chuồng gà để làm gì và đã gáy nên hậu quả gì?

2/ Theo em, ông vấn có vi phạm quyền được pháp luật báo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân không? Vì sao?

Trả lời

Ông Vấn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ vể thân thể, tính mạng, sức khoẻ của công dân vì khi đặt bẫy tẩm thuốc độc để chống trộm, ông đã biết thuốc độc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của con người.

Bài tập 8: Trong lúc chơi game, giữa Tuấn và Thuỳ Linh xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau, chửi nhau trên mạng. Thấy thế, Hiệp là bạn trai của Thuỳ Linh (đang chơi game cùng Thuỳ Linh) cũng chửi nhau với Tuấn, đồng thời cho Tuấn biết địa chỉ chỗ mình đang chơi game và thách đánh nhau. Tuấn đi lấy dao, rồi đến quán internet nơi Hiệp đang chơi và chém nhiều nhát vào gáy, vai và ngực Hiệp. Hiệp đã chết trên đường đến bệnh viện.

Câu hói :

1/ Em hãy nhận xét hành vi của Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp.

2/ Theo em, bài học rút ra qua tình huống trên là gì?

Trả lời

1/ Tuấn, Thuỳ Linh và Hiệp vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. Riêng Tuấn còn vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của công dân.

2/ Bài học rút ra là mỗi người phải biết tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác.

Bài tập 9: Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ liền lên tiếng. Hai bên lời qua tiếng lại, càng lúc càng nặng nề hơn, họ chửi rủa nhau thậm tệ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa hai gia đình, hậu quả ông Bình bị thương tật vĩnh viễn 35%, mấy người kia phải hầu toà và lãnh án.

Câu hỏi:

1/ Lí do gì khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau?

2/ Em rút ra bài học gì qua trường hợp trên?

Trả lời

Bài học rút ra: Khi có điều gì không vừa ý, bất đồng thì phải lựa lời góp ý cho nhau, tránh to tiếng cãi vã, dẫn đến xô xát, hậu quả sẽ khôn lường.

Bài tập 10: Nghe đồn chồng mình có quan hệ tình cảm với cô N. ở cùng cơ quan, cô H. tức tốc đến cơ quan chồng làm ầm ĩ, gọi cô N. ra mắng nhiếc, đe doạ, đòi cắt tóc cô N. Mọi người can ngăn thì cô nói: Làm thế để nó chừa cái thói trăng hoa, cướp chồng người khác đi.

Câu hỏi

Theo em, cô H. có quyền làm như vậy không? Vì sao?

Trả lời

Cô H. không có quyền làm như vậy vì như vậy là xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Bài tập 11: Theo em, những người làm môi giới buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm gì? Hậu quả của hành vi buôn bán người sẽ như thế nào?

Trả lời

Những người làm môi giới buôn bán người là vi phạm pháp luật về quyền được bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Hậu quả là những người bị buôn bán trở thành một món hàng, bị hạ thấp danh dự và nhân phẩm. Mặt khác họ bị đối xử tàn tệ, bị chà đạp, bị làm nhục, không có tương lai.

0