Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam Giải bài tập môn Địa lý lớp 8 Bài tập môn Địa lý lớp 8 Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng ...
Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
Bài tập môn Địa lý lớp 8
Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn nước ta
Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Câu 1: Ghi chữ Đ vàon trước ý trả lời đúng, chữ s vào trước ý trả lời sai:
Đất (thổ nhưỡng) là tài nguyên vô cùng quý giá vì
a) đất là sản phẩm của thiên nhiên do nhiều nhân tố hình thành trong quá trình rất lâu dài; trên đó, sinh vật (kể cả con người) tồn tại, phát sinh và phát triển
b) đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
c) đất là tư liệu sản xuất chính, từ lâu đời của sản xuất nông, lâm nghiệp.
Trả lời:
Câu đúng: a, c
Câu sai: b
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ các nhân tố hình thành đất và ba nhóm đất chính ở nước ta.
Trả lời:
b)
Câu 3: Dựa vào câu dưới đây
"Nước ta có ba nhóm đất chính: nhóm đất feralit chiếm 65% diện tích lãnh
thổ; nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích, nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích".
Em hãy:
a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ ba nhóm đất chính ở nước ta theo gợi ý sau.
b, Kết hợp với hình 36.2. Lược đồ phân bố các loại đất chính ờ Việt Nam. tr 127 SGK, nêu nhận xét chung về phân bố ba nhóm đất chính ở nước ta.
Trả lời:
a,
b, Nhận xét:
- Đất phù sa mới chủ yếu phân bố ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung.
- Đất xám phân bố ở Đông Nam Bộ và phía tây Tây Nguyên.
- Đất pheralit badan tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Các loại đất pheralit khác và đất mùn núi cao có diện tích lớn nhất và phân bô ở nhiều khu vực nước ta Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên...
Câu 4: Hãy nêu giá trị sử dụng của ba nhóm đất chính ở nước ta bằng cách hoàn thành sơ đồ sau
Trả lời:
Giá trị sử dụng của ba nhóm đất chính ở nước ta:
- Đất mùn núi cao tầng đất thường mỏng, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp.
- Đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả, hình thành các đồng cỏ đế phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
- Đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê có ý nghĩa sản xuất lương thực, thực phẩm, phát triển cây công nghiệp hàng năm.