Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (phần 2)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (phần 2) Giải bài tập môn Địa lý lớp 11 Bài tập môn Địa lý lớp 11 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay ...
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (phần 2)
Bài tập môn Địa lý lớp 11
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản (phần 3)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (phần 1)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (phần 3)
Câu 1: Dựa vào bảng, hình dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
Đơn vị: %
Trả lời:
a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (Khu vực I), tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, và dịch vụ (khu vực II, khu vực III)
- Khu vực I: Năm 1985 là 28,4%, đến năm 2004 giảm mạnh, xuống còn 14,5%. Giảm 13,9%.
- Khu vực II: Năm 1985 là 40,3%, đến năm 2004 tăng mạnh 50,9%. Tăng thêm 9,6 %
- Khu vực III: Năm 1985 là 31,3%, đến năm 2004 Tăng lên 34,6 tăng 3,3%
b) Mức tăng trưởng GDP.
GDP tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1985 – 2004. (Số liệu chứng minh).
c) Nguyên nhân
- Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
- Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
- Thu hút vốn đầu tư lớn.
- Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
Câu 2: Chọn ý trả lời đúng
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Trung Quốc là
- tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
- thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
- chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
- tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
Trả lời:
Chọn C. chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
Câu 3: Chọn ý trả lời đúng
Từ năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới với nội dung chủ yếu là
- ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.
- phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống.
- tập trung chủ yếu vào các ngành : chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
- phát triển rộng rãi công nghiệp ở địa bàn nông thôn.
Trả lời:
Chọn C. tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Câu 4: Dựa vào hình dưới đây.
a) Điền nội dung thích hợp vào bảng
b) Nhận xét chung về sự phân bố sản xuất công nghiệp và giải thích
Trả lời:
a)
CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC
b) Nhận xét:
Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở miền đông, các vùng nguyên liệu, các vùng duyên hải tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu …
Sự phân bố công nghiệp gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...).
- Giải thích:
Miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Câu 5: Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc
Trả lời:
a) Nhận xét:
Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa.
Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.
b) Giải thích:
Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,…
Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi.