15/01/2018, 16:30

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp)

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp) Giải bài tập môn Địa lý lớp 10 Bài tập môn Địa lý lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. ...

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp)

Bài tập môn Địa lý lớp 10

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Câu 1: Tô kín O trước ý trả lời đúng.

2.1. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội lực và ngoại lực là

a) O đều được sinh ra do năng lượng của bức xạ mặt trời.

b) O cùng có tác động làm thay đổi diện mạo của Trái Đất.

c) O có cùng hướng tác động lên bề mặt Trái Đất.

d) O cùng gây ra các hiện tượng động đất và núi lửa.

2.2. Các dạng địa hình tồn tại trên Trái Đất hiện nay là kết quả tác động của

a) O các vận động theo phương nằm ngang và theo phương thẳng đứng.

b) O các quá trình của ngoại lực như phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

c) O các quá trình nội lực và ngoại lực, diễn ra đồng thời và đối nghịch nhau.

d) O các hoạt động nội lực như uốn nếp, đứt gãy.

Giải:

2.1. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội lực và ngoại lực là

a) cùng có tác động làm thay đổi diện mạo của Trái Đất.

2.2. Các dạng địa hình tồn tại trên Trái Đất hiện nay là kết quả tác động của

b) các quá trình nội lực và ngoại lực, diễn ra đồng thời và đối nghịch nhau.

Câu 2: Hãy kể tên một số dạng địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt tạo nên?

Giải:

Một số dạng địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt tạo nên là:

  • Bãi bồi
  • Đồng bằng phù sa sông
  • Tam giác châu

Câu 3: Điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) và nối các ô để tạo thành sơ đồ.

Giải:

 bài tập địa lý

Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa các quá trình : phong hoá, vận chuyển, bồi tụ.

  • Quá trình phong hoá có vai trò:
  • Quá trình vận chuyển có vai trò:
  • Quá trình bồi tụ có vai trò:

Giải:

  • Phân tích mối quan hệ giữa các quá trình: phong hoá, vận chuyển, bồi tụ
  • Qúa trình phong hóa có vai trò: Tạo ra nguồn vật liệu cho quá trình vận chuyển, bồi tụ
  • Qúa trình vận chuyển có vai trò: Trung gian, đưa vật liệu đã được phong hóa tới vị trí khác, làm cho bề mặt địa hình có thể cao thêm, có thể thấp đi, tạo ra dấu vết vận chuyển trên bề mặt địa hình
  • Qúa trình bồi tụ có vai trò: tập trung các vật liệu đã được phong hóa, vận chuyển tại 1 địa điểm, làm cho những bề mặt thấp trũng được tích tụ vật liệu trở nên cao hơn.

Câu 5: Hãy phân, tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong việc tác động tới địa hình.

  • Nếu nội lực mạnh hơn ngoại lực:
  • Nếu ngoại lực mạnh hơn nội lực:
  • Nếu nội lực và ngoại lực mạnh ngang nhau:

Giải:

Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong việc tác động tới địa hình:

  • Nếu nội lực mạnh hơn ngoại lực: Bề mặt Trái Đất gồ ghề
  • Nếu ngoại lực mạnh hơn nội lực: địa hìnhngày càng được san bằng
  • Nếu nội lực và ngoại lực mạnh ngang nhau : địa hình gần như không thay đổi

Câu 6: Các câu dưới đây đúng hay sai?

a) Hiện tượng đá lở từ sườn núi xuống chân núi là biểu hiện của quá trình bóc mòn.

O Đúng.                                                    O Sai.

b) Hoạt động của sông ngòi bao gồm cả 3 quá trình: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

O Đúng.                                             O Sai.

c) Sóng là nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành địa hình ở miền bờ biển.

O Đúng.                                    O Sai.

d) Quá trình bóc mòn do nước chảy được gọi là mài mòn.

O Đúng.                                 O Sai.

Giải:

Hiện tượng đá lở từ sườn núi xuống chân núi là biểu hiện của quá trình bóc mòn. (Sai)

Hoạt động của sông ngòi bao gồm cả 3 quá trình : bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. (Đúng)

Sóng là nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành địa hình ở miền bờ biển. (Đúng)

Quá trình bóc mòn do nước chảy được gọi là mài mòn. (Sai)

0