Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (trang 125 sgk Lịch Sử 8): – Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Trả lời: – Nguyên nhân: + Sau Hiệp ước 1884, triều ...
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
(trang 125 sgk Lịch Sử 8): – Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
Trả lời:
– Nguyên nhân:
+ Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
– Diễn biến:
+ Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
(trang 127 sgk Lịch Sử 8): – Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Trả lời:
– Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
– Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
(trang 127 sgk Lịch Sử 8): – Quan sát hình 91 (SGK, trang 127) em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.
Trả lời:
– Điểm mạnh: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa tạo thành thế chân kiềng, phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu. Địa thế này đã giúp cho những người lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình xây dựng nên một chiến tuyến phòng thủ kiên cố. Phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự. Cứ điểm có thế mạnh về phòng thủ.
– Điểm yếu: căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.
(trang 127 sgk Lịch Sử 8): – Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
– Chỉ huy cuộc chiến đấu ở Ba Đình là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi.
– Cuộc chiến đấy diễn ra ác liệt từ khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ.
– Nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong suốt 34 ngày đêm, đánh lại nhiều đợt tân công điên cuồng của giặc Pháp. Nhưng thực dân Pháp đã triệt hạ ba làng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao để bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa mới tan rã.
(trang 129 sgk Lịch Sử 8): – Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình.
Trả lời:
– Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.
– Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.
– Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình.
(trang 130 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
Trả lời:
– Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
– Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Bài 1 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Lời giải:
– Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định… Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.
– Trong những năm 1885 – 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.
– Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.
Bài 2 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Lời giải:
– Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
– Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.
– Thời gian tồn tại 10 năm.
– Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.
– Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
– Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).
Bài 3 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Lời giải:
– Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
– Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
– Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.
– Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
– Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.
Bài viết liên quan
- Nghị luận về tác hại của rượu – Văn hay lớp 10
- Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 30: Tổng kết
- Phát biểu cảm nghĩ về bài Sau phút chia li – Văn hay lớp 7
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Bình luận câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương …” – Văn hay lớp 7
- Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến