Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (trang 71 sgk Lịch Sử 7): – Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào? Trả lời: – Nhìn chung, nền văn hóa thời Trần đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc. – Tín ...
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
(trang 71 sgk Lịch Sử 7): – Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Nhìn chung, nền văn hóa thời Trần đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc.
– Tín ngưỡng sân gian phát triển, cùng với việc sùng bái đạo Phật và đề cao Nho giáo.
– Nhiều lễ hội đua tài, nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, phổ biến.
– Nhiều phong tục tập quán thể hiện tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa.
(trang 72 sgk Lịch Sử 7): – Em cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mạng đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
Trả lời:
– Vài nét về văn học thời Trần:
+ Văn học thời Trần rất phong phú, mang đạm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tự hào dân tộc, đã làm rạng rỡ cho văn học Đại Việt.
+ Có nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuần với "Hịch tướng sĩ", Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trương Hán Siêu với "Phú sông Bạch Đằng".
– Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc bởi vì:
+ Văn học thời Trần phát triển mạnh, có những bước tiến mới, với những tác phẩm ra đời trong khói lửa chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Phò giá về kinh" thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
+ Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới, đó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh của văn học thời Trần.
(trang 72 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó?
Trả lời:
– Tình hình giáo dục thời Trần:
+ Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
+ Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, Các làng xã có trường tư.
+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
– Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý, thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy, sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý.
(trang 72 sgk Lịch Sử 7): – Hãy trình bày vài nét về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó?
Trả lời:
– Quốc sử viện – cơ quan viết sử do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí " gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
– Về quân sự: tác phẩm "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phá triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
– Y học: Người thầy thuốc Tuệ tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc man trong nhân dân.
– Đặng Lô, Trần Nguyên Đán là những nhà thiên văn học có nhiều đóng góp đáng kể.
– Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ, đóng các loại thuyền lớn.
→ Nhận xét: Khoa học – kĩ thuật thời Trần phát triển cao hơn nhiều so với thười Lý, khoa học – kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Sở dĩ có được điều đó là do giáo dục thời Trần phát triển và kết quả của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên đã giúp cho Trần Hưng Đạo đúc kết được những kinh nghiệm trong tác phẩm "Binh thư yếu lược" và Lê Văn Hưu đã biên soạn bộ "Đại Việt sử kí", bộ chính sử đầu tiên có giá trị ở nước ta.
(trang 73 sgk Lịch Sử 7): – Hãy giới thiệu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
Trả lời:
– Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa).
– Điêu khắc: Lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và cá quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
Bài 1 (trang 73 sgk Lịch sử 7): Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần?
Lời giải:
Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý. Thời Trần đã để lại những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật có giá trị lớn mà thời Lý chưa có được chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.
Bài 2 (trang 73 sgk Lịch sử 7): Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?
Lời giải:
– Văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật thời Trần phát triển đó là do sự quan tâm của nhà nước.
– Do kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
– Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.
Từ khóa tìm kiếm:
- soạn sử 7 bài 15 phần 2
- giai su 7 bai 15 phan II
- soan su 7 bai 15 chuong 2
- Soan sư lơp 7 trang 71 phân 2 Sự phat triển văn hoá
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 8 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
- Nghị luận xã hội về câu nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo – Văn hay lớp 11
- Nghị luận xã hội về tinh thần tự học – Văn học lớp 11
- Nghị luận xã hội về chủ đề: Nói không với những tệ nạn xã hội – Văn hay lớp 11
- Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
- Giải thích câu tục ngữ “Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết” – Văn hay lớp 7
- Dựa theo bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua – Văn hay lớp 3
- Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” – Văn hay lớp 8