Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 12 Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 41 tổng hợp lời giải hay ...
Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 41
tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Trang 185 sgk Địa Lí 12: Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.
Trang 186 sgk Địa Lí 12: Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
Trả lời:
- Thuận lợi:
- Diện tích đất phù sa lớn.
- Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích đổng bằng), rất màu mỡ.
- Khó khăn
- Phần lớn diện tích của đổng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
Trang 187 sgk Địa Lí 12: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
Trả lời:
- Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nuớc đến khắp ncá trong đồng bằng.
Trang 188 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 41.3 SGK, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời:
- Đất nông nghiệp: ĐBSCL (63,4%) lớn hơn ĐBSH (51,2%).
- Các loại đất khác: ĐBSH lớn hơn ĐBSCL, trong đó:
- Ở ĐBSH có diện tích đất ở và diện tích đất chuyên dùng có tỉ trọng lớn, còn diện tích đất lâm nghiệp và đất chua sử dụng, sông suối có tỉ trọng nhỏ.
- Ở ĐBSCL, ngược lại, tỉ trọng diện tích đất chưa sử dụng, sông suối lớn; diện tích đất ở và đất chuyên dùng có tỉ trọng bé.
Bài 1 (trang 189 sgk Địa Lí 12): Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Lời giải:
Vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.
- Môi trường và tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước sự suy thoái (Một trong những dẫn chứng là: việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thuỷ sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm, môi trường bị suy thoái).
Bài 2 (trang 189 sgk Địa Lí 12): Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
a, Các thế mạnh chủ yếu
- Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đổng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn dịnh với nhiệt độ trung bình năm 25127oC. Lượng mưa lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
- Tài nguvên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
Bài 3 (trang 189 sgk Địa Lí 12): Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Lời giải:
- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Vì thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Có thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất; để rửa phèn...).
- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...