13/01/2018, 16:05

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (trang 15 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 4.1 (SGK trang 15), hãy: – Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. – Nhận xét về chất lượng của ...

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống


(trang 15 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 4.1 (SGK trang 15), hãy:

– Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.

– Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lương nguồn lao động cần có những giải pháp gì?

Trả lời:

– Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.

– Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.

(trang 16 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 4.2 (SGK trang 16), hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ờ nước ta.

Trả lời:

– Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp – xây dựng (16,4%).

– Trong giai đoạn 1989 – 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng: Tỉ trọng lao động nông – lâm – ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

(trang 16 sgk Địa Lí 9): – Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?

Trả lời:

Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

– Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 

– Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

– Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Bài 1: Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?

Lời giải:

Vì tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tương đối cao (khoảng 6%)

Bài 2: Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Lời giải:

– Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).

– Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

– Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

– Tuổi thọ bình quân tăng.

– Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi….

Bài 3: Dựa vào bảng số liệu (trang 17 SGK) nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kỉnh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Lời giải:

– Từ năm 1985 đến năm 2002 cơ cấu sư dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng: tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước giảm từ 15,0% (năm 1985) xuống còn 9,6% (năm 2002); tỉ lệ lao động ở các khu vực kinh tế khác tăng, từ 85,0% (năm 1985) lên 90,4% (năm 2002).

– Sự thay đổi đó thể hiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang thị trường và hội nhập với quốc tế

Từ khóa tìm kiếm:

  • bai 4 dia 9

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII)
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời – Văn hay lớp 12
  • Bình luận câu tục ngữ: “Có chí thì nên” – Văn hay lớp 9
0