Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm Trang 196 sgk Địa Lí 12: Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm. Trả lời: – Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Tốc độ ...
Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Trang 196 sgk Địa Lí 12: Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.
Trả lời:
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐPN, cao hơn VKTTĐMT.
+ Mức đóng góp cho GĐP cả nước là 18,9%.
+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc vể công nghiệp – xây dựng (42,2%); nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng còn cao (12,6%).
+ Kinh ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam (10,7%) nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng.
+ Mức đóng góp cho GDP cả nước còn nhỏ (5,3%), thấp hơn rất nhiều so với hai vùng kia.
+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đó đến công nghiệp – xây dựng (36,6%); nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng còn lớn (25,0%).
+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng còn lại.
+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại.
+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về công nghiệp – xây dựng (59,0%); nông – lâm – ngư clnếm tỉ trọng nhỏ 7.8%)
+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại (35,3%).
Trang 197 sgk Địa Lí 12: Trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Trả lời:
– Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhát của cả nước. Vùng là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế…
– Thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật: hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân; có cảng biển lớn Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài. Hệ thống thông tin liên lạc tương đối khá…
– Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.
– Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
– Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
– Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên các thế mạnh vốn có của vùng (tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn giàu có và đa dạng, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có đội ngũ lao động chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng…)
Trang 199 sgk Địa Lí 12: Trình bày các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Trả lời:
– Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất; có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
– Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng dể phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.
Trang 200 sgk Địa Lí 12: Trình bày các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trả lời:
– Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế – xã hội.
– Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
– Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
– Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Câu 1: Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Lời giải:
Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước (hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
Câu 2: Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm
Lời giải:
– Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm các tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm các tỉnh/thành phố TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương.
– Sau năm 2000
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: thêm 3 tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: thêm tỉnh Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: thêm 4 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Câu 3: Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm.
Lời giải:
a. Thế mạnh
– Điểm tương tự nhau: So với các vùng khác trong cả nước, ba vùng đểu có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cợ sở vật chất – kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế). Ở đây đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao. Đặc biệt, các vùng trọng điểm kinh tế là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như Hà Nội, TP. Hổ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu… và đồng thời là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học – kĩ thuật hàng đầu của đất nước.
– Điểm khác nhau nổi bật:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất cùa cả nước. Có nguồn lao đông với số lượng lớn, chất lượng vàọ loại hàng đầu của cả nước, có lịch sử khai thác lâu dời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước
+ Vùng kinh tế trọng đỉểm miền Trung: Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam,và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào. Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. Cơ sợ hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
b. Hiện trạng phát triển
– Tương tự nhau: Cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng khá cao, mức đóng góp vào GDP cả nước cao. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là VKTTĐ phía Bắc và VKTTĐ phía Nam.
– Khác nhau:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐPN, cao hơn VKTTĐMT. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về công nghiệp – xây dựng (42,2%); nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng còn cao (12,6%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng không chênh lệch lắm so với hai vùng còn lại. Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thụộc về công nghiệp – xây dựng (59,0%); nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng nhỏ (7,8%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại (35,3%).
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vùng phía Bắc và phía Nam (10,7%), nhưng không chênh lệch lắm so vớỉ hai vùng. Mức đóng góp cho GDP cả nước cốn nhộ (5,1%), thấp hơn rất nhiều so với hai vùng kia. Trong cơ cậu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đó đến công nghiệp – xây dựng (36,6%); nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng còn lớn (25,0%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
- Giải Sinh lớp 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Văn hay lớp 12
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Thuyết minh về di tích lịch sử Bến Nhà Rồng – Văn hay lớp 9
- Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn hay lớp 12