Giải bài C1,2,3,4,5,67,8,9 trang 87, 88 SGK Lý 6: Sự sôi
Giải bài C1,2,3,4,5,67,8,9 trang 87, 88 SGK Lý 6: Sự sôi Chương 2 – Giải bài tập C1,C2,C3, C4,C5,C6 trang 87; bài C7,C8,C9 trang 88 SGK Vật Lý 6: Sự sôi – Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. – Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không ...
Giải bài C1,2,3,4,5,67,8,9 trang 87, 88 SGK Lý 6: Sự sôi
Chương 2 – Giải bài tập C1,C2,C3, C4,C5,C6 trang 87; bài C7,C8,C9 trang 88 SGK Vật Lý 6: Sự sôi
– Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
– Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Lưu ý: Khi đun nóng chất lỏng tới nhiệt độ sôi mà ở đó áp suất của hơi bão hoà của chất lỏng bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt chất lỏng thì những bọt chứa hơi của chất lỏng tạo thành từ trong lòng chất lỏng lên tới mặt thoáng sẽ vỡ ra. Lúc này sự bay hơi sẽ xảy ra mạnh mẽ cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng. Sự bay hơi này gọi là sự sôi. Do đó nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
Bài C1: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí ở đáy bình?
Ở khoảng 40 độ c: Tuỳ thuộc nhiệt kế dùng trong thí nghiệm, nhiệt kế ở nhà trường có thể không chính xác lắm nên khi nước sôi nhiệt kế chỉ từ 960C đến 1020C
Bài C2: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?
Ở khoảng 78 độ c
Bài C3: Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều?
Ở 96 độ c
Bài C4: Trong khi nước sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?
Không tăng luôn ở 100độ C.
Bài C5: Trong cuộc tranh luận của An và Bình (nêu ở phần đầu) ai đúng, ai sai?
Bình đúng
Bài C6: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong các câu sau:
a) Nước sôi ở nhiệt độ (1)……………. Nhiệt độ này gọi là (2)……………… của nước.
b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3)…………….
c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4)…………… vừa bay hơi trên (5)…………….
Các từ để điền:
– 1000C, gần 1000C.
– Thay đổi, không thay đổi.
– Nhiệt độ sôi.
– Bọt khí.
– Mặt thoáng.
Hướng dẫn: (1) 1000C.
(2) Nhiệt độ sôi.
(3) Không thay đổi.
(4) Bọt khí.
(5) Mặt thoáng.
Bài C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?
Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
Bài C8: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?
Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
Bài C9: Hình 29.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
Đáp án bài C9:
– Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
– Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.