Giải bài 8 trang 222 SGK Đại Số 10 nâng cao
Câu hỏi và bài tập ôn tập cuối năm Bài 8 (trang 222 sgk Đại Số 10 nâng cao): Biện luận theo tham số m số nghiệm và dấu các nghiệm của phương trình a) x 2 -4(m+3)x+6(m 2 -5m+6)=0 b) (m-1) x 2 -(m-3)x-m-3=0 Lời giải: a) Số nghiệm và dấu các nghiệm phương trình phụ ...
Câu hỏi và bài tập ôn tập cuối năm
Bài 8 (trang 222 sgk Đại Số 10 nâng cao): Biện luận theo tham số m số nghiệm và dấu các nghiệm của phương trình
a) x2-4(m+3)x+6(m2-5m+6)=0
b) (m-1) x2-(m-3)x-m-3=0
Lời giải:
a) Số nghiệm và dấu các nghiệm phương trình phụ thuộc vào dấu của các biểu thức sau:
Δ'=-2m2+54m,c/a=6(m2-5m+6) và-b/a=4(m+3)
Ta lập bảng xét dấu các biểu thức này
Từ bảng trên ta có kết luận sau:
Nếu m<0 hoặc m > 27 thì Δ'<0 nên phương trình vô nghiệm
Nếu m=0 hoặc m=27 thì Δ'=0,c/a > 0 và -b/a > 0 nên phương trình có 1 nghiệm dương (nghiệm kép).
Nếu 2<m<3 thì c/a<0 nên phương trình có hai nghiệm trái dấu.
Nếu m=2 hoặc m=3 thì c/a=0 và-b/a > 0 nên phương trình có 1 nghiệm x = 0 còn nghiệm kia dương.
b) Khi m = 1, ta có phương trình 2x – 4 = 0, phương trình có một nghiệm dương.
Khi m ≠ 1 ta có phương trình bậc 2. Số nghiệm và dấu của các nghiệm phụ thuộc vào dấu các biểu thức sau.
Δ=5m2+2m-3;c/a=(-m-3)/(m-1); -b/a=(m-3)/(m-1)
Lập bảng xét dấu các biểu thức này
Từ bảng xét dấu suy ra kết quả sau:
Nếu -1<m<3/5 thì Δ<0 nên phương trình vô nghiệm
Nếu m<-3 hoặc m > 1 thì c/a<0 nên phương trình có hai nghiệm trái dấu
Nếu -3<m<-1 hoặc 3/5<m<1 thì Δ > 0,c/a > 0 và-b/a > 0 nên phương trình có hau nghiệm dương phân biệt
Nếu m=-3 thì c/a=0 và-b/a > 0 nên phương trình có một nghiệm x = 0 nghiệm kia dương (x=3/2)
Nếu m=-1 hoặc m=5/3 thì Δ=0,c/a>0 và-b/a > 0 nên phương trình có một nghiệm kép dương
Các bài giải bài tập Đại số 10 nâng cao bài Câu hỏi và bài tập ôn tập cuối năm