Giải bài 16.15, 16.6, 16.7, 16.8 trang 55, 56 Sách bài tập Vật lí 6
Bài 16.15 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6 Bài 16.15 . Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể. ...
Bài 16.15 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 16.15. Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.
Trả lời:
Muốn vậy, ta phải mắc các ròng rọc thành một pa-lăng gồm 8 ròng rọc động đế lực kéo giảm đi 16 lần và 7 ròng rọc cố định
Bài 16.16 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 16.16. Hãy vẽ sơ đồ của hệ thống ròng rọc dùng để đứng từ dưới đất kéo một vật 100 kg lên cao với lực kéo chỉ bằng 250N với số ròng rọc ít nhất. Coi trọng lượng của ròng rọc là không đáng kể. Yêu cầu nói rõ tác dụng cùa từng ròng rọc trong hệ thống.
Trả lời:
Muốn vậy, ta phải mắc các ròng rọc thành một pa-lăng gồm 2 ròng rọc động để lực kéo giảm đi 4 lần và 2 ròng rọc cố định dùng để đổi chiều lực kéo.
Bài 16.17 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 16.17. Hãy so sánh hai pa-lăng vẽ ở hình 16.6 về:
a) Số ròng rọc động và ròng rọc cố định.
b) Cách bố trí các ròng rọc.
c) Mức độ được lợi về lực.
Trả lời:
So sánh hai pa-lăng vẽ ở hình 16.6 về:
a) Số ròng rọc động và ròng rọc cố định bằng nhau và bằng 3.
b) Cách bố trí các ròng rọc khác nhau
Mức độ được lợi về lực không đổi
Bài 16.18 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 16.18. Hãy nêu tác dụng của các ròng rọc ở cần cẩu vẽ ở hình 16.7.
Trả lời:
Ròng rọc cố định có tác dụng đổi hướng của lực kéo, ròng rọc động có tác dụng giảm lực kéo còn một nửa
Zaidap.com