Giải bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5 trang 13 Sách bài tập Hóa học 9
Bài 10.1 Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9 Có những muối sau : A. CuSO 4 ; B. NaCl; C. MgCO 3 ; D. ZnSO 4 ; E. KNO 3 . Hãy cho biết muối nào : a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì ...
Bài 10.1 Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Có những muối sau :
A. CuSO4 ; B. NaCl; C. MgCO3 ; D. ZnSO4 ; E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
Trả lời
Hướng dẫn
a) B. NaCl ; E. KNO3
b) D. ZnSO4 ;
c) B. NaCl;
d) B. NaCl; E. KNO3
e) A. CuSO4 ; D. ZnSO4.
Bài 10.2 Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Trộn hai dung dịch A với dung dịch B được dung dịch NaCl. Hãy cho biết 3 cặp dung dịch A, B thoả mãn điều kiện trên. Minh hoạ cho câu trả lời bằng các phương trình hoá học.
Trả lời
Hướng dẫn
- Dung dịch axit và dung dịch bazơ, thí dụ : HCl và NaOH.
(HCl + NaOH o NaCl + {H_2}O)
- Dung dịch axit và dung dịch muối, thí dụ : HCl và Na2CO3.
(2HCl + N{a_2}C{O_3} o 2NaCl + {H_2}O + C{O_2} uparrow )
- Dung dịch hai muối, thí dụ : CaCl2 và Na2CO3.
(CaC{l_2} + N{a_2}C{O_3} o 2NaCl + CaC{O_3})
Bài 10.3* Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2C03, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2C03.
Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Trả lời
a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :
Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :
- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.
- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2C03 hoặc hỗn hợp Na2C03 và NaCl.
- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgN03. Nếu :
Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgN03 thì muối ban đầu là Na2C03.
Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgN03 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2C03.
Các phương trình hoá học :
Na2C03 + 2HNO3 —--------> 2NaNO3 + H20 + C02 ( uparrow )
(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí C02 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)
NaCl + AgNO3 —-----> AgCl ( downarrow ) + NaN03
(trắng)
Bài 10.4 Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2C03 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).
a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Trả lời
(N{a_2}C{O_3},,,, + ,,,,2HCl,,,, o ,,,,2NaCl,,,,,, + ,,,,{H_2}O,,,, + ,,,,C{O_2})
1 mol 2 mol 2 mol 1 mol 1 mol
?mol ?mol ? mol 0,02 mol
({n_{khí}} = {n_{C{O_2}}} = {{0,448} over {22,4}} = 0,02(mol);{n_{HCl}} = {{0,02.2} over 1} = 0,04(mol))
a) ({C_M} = {n over V} = {{0,04} over {0,02}} = 2(M))
b) ({n_{NaCl}} = {{0,02.2} over 1} = 0,04(mol) o {m_{NaCl}} = n.M = 0,04.58,5 = 2,34(g))
c) ({n_{N{a_2}C{O_3}}} = {{0,02.1} over 1} = 0,02(mol) o {m_{N{a_2}C{O_3}}} = n.M = 0,02.106 = 2,12(g))
(\% {m_{N{a_2}C{O_3}}} = {{2,12} over 5}.100 = 42,4\% )
(\% {m_{NaCl}} = 100\% - 42,4\% = 57,6\% )
Bài 10.5 Trang 13 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2C03 và Na2S04 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Trả lời
Kết tủa thu được gồm BaC03, BaS04
Khí thoát ra là khí CO2.
Chất rắn còn lại không tan là BaS04.
Theo các phương trình hoá học ({n_{N{a_2}C{O_3}}} = {n_{BaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {{2,24} over {22,4}} = 0,1(mol))
Vậy ({m_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,1 imes 106 = 10,6(gam) o {m_{N{a_2}S{O_4}}} = 24,8 - 10,6 = 14,2(gam))
( o {n_{N{a_2}S{O_4}}} = {{14,2} over {142}} = 0,1(mol) o {m_{BaC{O_3}}} = 0,1.197 = 19,7(gam))
({m_{BaS{O_4}}} = 0,1.233 = 23,3(gam) = b)
( o a = 19,7 + 23,3 = 43,0(gam))
Zaidap.com