24/04/2018, 07:58

Giải bài 1.27, 1.28, 1.29, 1.30, 1.31, 1.32, 1.33, 1.34, 1.35 trang 8, 9, 10 Sách bài tập Hóa học 12

Bài 1.27; 1.28 trang 8 sách bài tập (SBT) Hóa học 12 1.27.Cho các phát biểu sau : a) Chất béo thuộc loại hợp chất este. b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước. c) Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và ...

Bài 1.27; 1.28 trang 8 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

1.27.Cho các phát biểu sau :

a)  Chất béo thuộc loại hợp chất este.

b)   Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.

c)   Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.

d)   Khi đun chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng chuyển thành chất béo rắn

e)   Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. Những phát biểu đúng là

A. a, d, e.                                    B. a, b, d.

C. a, c, d, e.                                 D. a, b, c, d, e.

1.28. Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?

A. Miếng mỡ nổi ; sau đó tan dần.

B. Miếng mỡ nổi ; không thay đổi gì trong quá trình đun nóng và khuấy

C. Miếng mỡ chìm xuống ; sau đó tan dần.

D. Miếng mỡ chìm xuống ; không tan.

Hướng dẫn trả lời:

1.27 1.28
C D

 


Bài 1.29 trang 9 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Dầu chuối không tan trong nước vì nó không có khả năng tạo được liên kết hiđro với nước và vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu chuối nổi trên mặt nước (hoặc dung dịch kiềm).

Khi đun sôi và khuấy đều đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá este :

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH→ CH3COONa + OHCH2CH2CH(CH3)2

Sản phẩm phản ứng tan được trong nước (hoặc dung dịch kiềm dư) nên tạo thành dung dịch đồng nhất.

 


Bài 1.30,1.31 trang 9 sách bài tập (SBT) Hoá học 12

1.30 Xà phòng hoá 4,4 g este X có CTPT C4H802 trong dung dịch NaOH thu được 4,1 g muối của axit Y. Công thức cấu tạo của X là

a. HCOOC3H7                                     b. CH3COOC2H5

c. C2H5COOCH3                                  d. HCOOCH2CH2CH3

1.31. Đun 6,6 g hỗn hợp gồm 2 este X, Y đồng phân có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 6,5 g hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp nhau. Hai este có công thức là

A. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5

B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3

C. CH3COOC2H3 và CH3COOC3H7

D. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3

Hướng dẫn trả lời:

1.30 1.31
B B

 


Bài 1.32 trang 9 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Viết các phương trình hoá học để hoàn thành các dãy biến hoá sau :

a) ({ m{ }}{C_2}{H_4} o C{H_3}CHOuildrel {B{r_2},{H_2}O} over
longrightarrow Auildrel { + B} over
longrightarrow {C_4}{H_8}{O_2}uildrel {LiAl{H_4},{ m{ }}{t^0}} over
longrightarrow B)

b) CH3CH2COOH→CH3CHBrCOOH→CH2=CHCOOK→ CH2=CHCOOH →CH2=CHCOOCH3 →polime

c)CH2=CH2→CH3CHO→CH3COOH→CH3COOCH=CH2→polime 1→ polime 2

Hướng dẫn trả lời:

a)

(2C{H_2} = C{H_2} + { m{ }}{O_2}uildrel {{t^0},xt} over
longrightarrow { m{ }}2C{H_3} - CHO)

CH3-CHO + Br2 +H2O → CH3-COOH + 2HBr

CH3-COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2

(C{H_3}COO{C_2}{H_5}uildrel {LiAl{H_4},{ m{ }}{t^0}} over
longrightarrow 2C{H_3}C{H_2}OH)

b) 

(C{H_3}C{H_2}COOH + B{r_2}uildrel {{t^0}} over
longrightarrow C{H_3}CHBrCOOH + HBr)

(C{H_3}CHBrCOOH + 2KOHuildrel {{C_2}{H_5}OH,{ m{ }}{t^0}} over
longrightarrow C{H_2} = CHCOOK + KBr + 2{H_2}O)

CH2=CHCOOK+HCl(l)→ CH2=CHCOOH+KCl

(C{H_2} = CHCOOH + C{H_3}OHuildrel {{t^0},{ m{ }}{H_2}S{O_4}left( ight)} over
longrightarrow C{H_2} = CHCOOC{H_3} + {H_2}O)

(nC{H_2} = CHCOOC{H_3}uildrel {{t^0},xt,p} over
longrightarrow - {(C{H_2} - CH - COOC{H_3})_n} - )

c) (2C{H_2} = C{H_2} + { m{ }}{O_2}uildrel {{t^0},xt} over
longrightarrow { m{ }}2C{H_3} - CHO)

(C{H_3}COOH + C{H_2} = CH - OHuildrel {{t^0},{ m{ }}{H_2}S{O_4}left( ight)} over
longrightarrow C{H_3}COOCH = C{H_2} + {H_2}O)

(nC{H_3}COOCH = C{H_2}uildrel {{t^0},xt,p} over
longrightarrow - left( {C{H_2} - CH - OCOC{H_3}} ight){ - _n}).

 


Bài 1.33 trang 9 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Để xà phòng hoá hoàn toàn 19,4 g hỗn hợp hai este đơn chức A và B cần 200 ml dung dịch natri hiđroxit l,5M.Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau và một muối khan X duy nhất.Tìm công thức cấu tạo, gọi tên và tính phần trăm khối lượng của mỗi este có trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn trả lời:

n NaOH= 1,5.0,2=0,3 mol

Hai este có cùng gốc axit vì cùng tạo ra một muối sau khi xà phòng hoá. Đặt công thức của 2 este là RCOOR1 và RCOOR2

Đặt công thức chung của 2 este là RCOOR’

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Theo phương trình hoá học : n NaOH = n RCOOR’ = 0,3 mol

→ M RCOOR’=({{19,4} over {0,3}} = 64,67)

→ MR + MR’ = 64,67 – 44= 20,67

Vậy hai ancol phải là CH3OH và C2H5OH, còn axit là HCOOH.

Công thức cấu tạo của 2 este là :

HCOOCH3 (metyl fomat) và HCOOCH2CH3 (etyl fomat).

Gọi số mol của HCOOCH3 và HCOOCH2CH3 trong hỗn hợp là x và y.

Ta có hệ pt:

n hh este = x+ y = 0,3

m hh este = 60x + 74y = 19,4

→ x= 0,2 ; y= 0,1

%m HCOOCH3 = ({{0,2.60} over {19,4}}.100 = 61,86\%)

%m HCOOCH2CH3= 100- 61,86= 38,14%

 


Bài 1.34 trang 10 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Cho ancol A tác dụng với axit B thu được este X. Làm bay hơi 8,6 g este X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g khí oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tìm công thức cấu tạo và tên gọi của A, B, X, biết A có phân tử khối lớn hơn B

Hướng dẫn trả lời:

Vì nO2 =0,10 mol nên MX = 86 g/mol.

Vây X là este đơn chức RCOOR1 với MR + M R1 = 42. Các căp giá trị có thể có:

MR

MR1

1 (H)

41 (C3H5)

15 (CH3)

27 (CH2=CH)

29 (C2H5)

13 (CH)

27 (CH2=CH)

15 (CH3)

X tạo ra từ ancol và axit nên X có công thức cấu tạo :

HCOOCH2CH=CH2 (I) hoặc CH2=CHCOOCH3 (II).

Vì A có phân tử khối lớn hơn B nên X có công thức cấu tạo (I). 

→ A là CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)

B là HCOOH (axit fomic)

X là HCOOCH2CH=CH2 ( anlyl fomat).

 

Zaidap.com

0