Giải bài 1,2,3,4 trang 134 SGK Sinh 9: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 134 SGK Sinh 9 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, ...
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 134 SGK Sinh 9: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm. Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 134 Sinh Học lớp 9: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 1: (trang 134 SGK Sinh 9)
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện:
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
+ Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.
+ Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở…
Bài 2: (trang 134 SGK Sinh 9)
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một dạng điều tiết sự biến động của quần thể loài thực vật đó nhằm mục đích sinh tồn và duy trì quần thể ở trạng thái cân bằng và ổn định. Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và có khả năng sử dụng dinh dưỡng như nhau, nhưng các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ bị chết. Đó là hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng cạnh tranh cùng loài, cạnh tranh về nơi ở ánh sáng dinh dưỡng, điều này dẫn tới các cá thể non yếu, không có khả năng cạnh tranh với các cá thể khác sẽ dẫn tới việc các cá thể này bị chết.
Hiện tượng tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ nhất khi sự cạnh tranh trong cùng một quần thể diễn ra càng mạnh mẽ (nơi ở, ánh sáng, dinh dưỡng) đặc biệt là ánh sáng.
Bài 3: (trang 134 SGK Sinh 9)
Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Quan hệ đối địch:
– Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.
– Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suất vườn dừa giảm.
Quan hệ hỗ trợ: •
Trong vườn xen canh dừa và chuối. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối, ngược lại chuối che mát, giữ ẩm cho đất ở gốc dừa
Bài 4: (trang 134 SGK Sinh 9)
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Bài tiếp: Giải bài 1,2,3 trang 142 SGK Sinh 9: Quần thể sinh vật