Giải bài 1,2,3, 4 trang 132 SGK Hóa 9: Nhiên liệu
Giải bài 1,2,3, 4 trang 132 SGK Hóa 9: Nhiên liệu Bài 41 Chương 4 hóa 9 – giải bài 1, 2, 3, 4 trang 132 SGK Hóa 9: Nhiên liệu 1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. 2. Phân loại – Nhiên liệu rắn: than đá, gỗ… – Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa, ...
Giải bài 1,2,3, 4 trang 132 SGK Hóa 9: Nhiên liệu
Bài 41 Chương 4 hóa 9 – giải bài 1, 2, 3, 4 trang 132 SGK Hóa 9: Nhiên liệu
1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
2. Phân loại
– Nhiên liệu rắn: than đá, gỗ…
– Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa, cồn…
– Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí than…
Đáp án và gợi ý trả lời câu hỏi trong sách Hóa 9 trang 132 bài 41:
Bài 1: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
a) vừa đủ ; b) thiếu ; c) dư.
Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
Đáp án:
- Câu a đúng
- Câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết
- Câu c sai vì khi đó phải tiêu tốn năng lượng để làm nóng không khí dư
Bài 2 trang 132 Hóa 9: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng
Giải bài 2: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các dòng chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
Bài 3: Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau :
a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Đáp án:
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí
b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn
c) Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy
Bài 4: Hãy quan sát hình vẽ 4.24 và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn.
Đáp án: Trường hợp (b) đèn bóng dài sẽ được cháy sáng hơn và ít muội hơn vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.