22/02/2018, 16:57

Giải bài 1,2,3,4,5 trang 166 SGK Sinh 11: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4,5 trang 166 SGK Sinh 11 : Sinh sản hữu tính ở thực vật. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới. Sinh sản hữu tính ở thực vật có ...

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4,5 trang 166 SGK Sinh 11 : Sinh sản hữu tính ở thực vật.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa: Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân. Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa). Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ. Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính. Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 166 Sinh Học lớp 11: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 1: (trang 166 SGK Sinh 11) 

Thụ phấn là gì, có mấy loại thụ phấn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Thụ phân là quá trình vận chuyển hạt phân từ nhị đến núm nhụy.

Có hai loại thụ phấn:

+ Tự thụ phân: Nêu hạt phân tử nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó hoặc hạt phân từ nhị của một hoa rơi lên núm nhụy của một hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm. Trong sự tự thụ phấn hậu thế có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể có cùng nguồn gốc.

+ Thụ phấn chéo: nếu hạt phân từ một hoa đạt đến núm nhụy của một hoa khác trên cùng một cây khác nhau của cùng một loài và nảy mầm tại đây. Trong thụ phấn chéo có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể từ hai nguồn gốc khác nhau.


Bài 2: (trang 166 SGK Sinh 11) 

Thụ tinh kép là gì ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Thụ tinh kép là sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng đồng thời với nhân của tế bào trứng với nhân lưỡng bội (2n). ở trung tâm túi phôi tạo nên nhân tam bội (3n) là khỏi đầu của nội nhũ.


Bài 3: (trang 166 SGK Sinh 11) 

Trình bày nguồn gốc của quả và hạt.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Hạt là noãn đã thụ tinh chuyển hoá thành gồm hợp tử và nội nhũ. Quả là bầu nhụy sinh trưởng chuyển hoá thành. Quá trình hình thành quả xảy ra đồng thời với quá trình hình thành hạt.


Bài 4: (trang 166 SGK Sinh 11) 

Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:

a)    Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)

b)    Hình thành nội nhũ cung cấp cho phôi phát triển.

c)    Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Đáp án đúng: b)    Hình thành nội nhũ cung cấp cho phôi phát triển.


Bài 5: (trang 166 SGK Sinh 11) 

Nêu vai trò của quả đối với phát triển của thực vật và đời sống con người.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

–  Vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật:

Nhờ quả mà thực vật được phát tán khắp nơi, khu phân bố của thực vật được mở rộng, các loài thực vậi được duy trì nòi giống.

–   Đối với con người: Quả góp phần  duy trì sự sống của con người, quả làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc,…

0