24/04/2018, 08:02

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 18 SGK Hóa học 12 Nâng cao

Bài 1 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao Hãy chọn khái niệm đúng: A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ. B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn. C. Chất giặt rửa là những chất ...

Bài 1 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Hãy chọn khái niệm đúng:

A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ.

B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.

C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.

D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.

Giải

Chọn D. 

Bài 2 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp.

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa?

Giải

a) So sánh cấu tạo các phân tử xà phòng và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp.

  • Giống nhau: Phân tử xà phòng và phân tử chất giặt rửa tổng hợp cùng kiểu cấu trúc, đều là muối của natri hoặc kali của axit hữu cơ và đều có gốc hiđrocacbon (đầu phân cực ưa nước gắn với đuôi dài không phân cực ưa dầu mỡ).
  • Khác nhau:

- Ở xà phòng đuôi là gốc hiđrocacbon của axit béo, đầu là anion cacboxylic; ở chất giặt rửa tổng hợp đuôi là bất kỳ gốc hiđrocacbon dài nào, đầu có thể là anion cacboxylat, sunfat.

- Khi gặp Ca2+, Mg2+ trong nước cứng thì natri stearat phản ứng cho kết tủa làm giảm chất lượng của xà phòng; còn natri lauryl sunfat thì không có hiện tượng trên.

b) Xà phòng có tác dụng giặt rửa vì phân tử xà phòng RCOOM (M là kim loại kiềm Na hoặc K) gồm 1 đầu là gốc hiđrocacbon –R kỵ nước không phân cực đầu còn lại là ion cacboxylat (-COO(-)Na(+)) phân cực mạnh ưa nước.

Các vết bẩn (dầu, mỡ) bị -R thâm nhập còn đầu (-COO-Na+) ưa nước có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết bẩn bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị trôi đi.

Bài 3 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

a) Hãy kể ra một vài loại quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa.

b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.

Giải

a) Bồ kết dùng để gội đầu, bồ hòn, nước tro củi dùng để giặt quần áo.

b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.

Bồ kết

Xà phòng

Bột giặt

Ưu điểm

Dùng tẩy rửa không độc hại cho da, môi trường…

Dùng tẩy giặt…không có hại cho da, môi trường.

Dùng tẩy giặt… dùng được với nước cứng (ít tạo tủa).

Nhược điểm

Không xác định được nồng độ để dùng tối ưu; không thích hợp cho người bận rộn dùng vì phải chế biến tốn thời gian.

Không dùng được với nước cứng do tạo kết tủa với Ca2+…gây hại cho vải sợi.

Có chất tẩy trắng natrihipoclorit hại da. Có gốc hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm cho môi trường.

 

Bài 4 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Chọn dự đoán đúng trong 2 dự đoán sau:

- Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất oxi hóa mạnh (hoặc khử mạnh).

- Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực” gắn với “đuôi không phân cực” giống như “phân tử xà phòng”.

Em hãy lấy nước bồ kết, nước xà phòng và nước Gia-ven. Nhúng vào mỗi loại nước đó một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng để quan sát. Sau đó cho vào một giọt dầu ăn, lắc kĩ và quan sát. Kết quả các thí nghiệm này sẽ giúp em lựa chọn dự đoán đúng.

Giải

Chọn dự đoán 2. Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực” gắn với “đuôi không phân cực” giống như “phân tử xà phòng”. Nước bồ kết cũng giống như nước xà phòng không làm mất màu cánh hoa cũng như không làm nhạt màu giấy màu như nước Gia-ven. Giọt dầu ăn tan ra trong nước bồ kết cũng như nước xà phòng. Giọt dầu ăn không tan và nổi lên thành một lớp khi cho vào nước Gia-ven.

Bài 5 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Có 3 ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3 ml nước xà phòng, ống C chứa 3 ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.

Giải

- Ống A: 3 ml H2O cất + 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa + 5 giọt dầu ăn.

- Ống B: 3 ml nước xà phòng + 5 giọt dầu ăn.

- Ống C: 3 ml nước xà phòng + 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa + 5 giọt dầu ăn.

Hiện tượng xảy ra:

- Ống A: Dầu ăn nổi trên mặt nước (tách lớp) do dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

- Ống B: Dầu ăn tan trong nước xà phòng tạo dung dịch trong suốt do xà phòng là chất giặt rửa.

- Ống C: Dầu ăn tan trong nước xà phòng và ta thấy có kết tủa với ion Ca2+.

Bài 6 trang 18 sách Giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao

Tiến hành thí nghiệm như ở bài tập 5, nhưng thay nước xà phòng bằng nước bột giặt. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.

Giải

Thay nước xà phòng bằng nước bột giặt

- Ống A: Dầu ăn nổi trên mặt nước (tách lớp) do dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

- Óng B: Dầu ăn tan trong nước xà bột giặt tạo dung dịch trong suốt do bột giặt là chất giặt rửa.

- Ống C: Dầu cũng tan trong bột giặt do thành phần chủ yếu của bột giặt là muối natri alkyl benzen sunfonat trong nước cứng thì axit sunfonic là axit mạnh hơn và muối sunfonat có độ tan lớn hơn nên không tạo kết tủa với Ca2+.

Zaidap.com

 

0