11/01/2018, 00:28

Giá trị nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương.

Giá trị nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương. Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói... ...

Giá trị nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương.

Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói...

Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải...”, “Chân trái”, “Một bước...”, “Hai bước,...” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dường con lớn lên.

Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tẩm lòng

Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa ! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.

Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trên thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những nqười đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”.

Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở Con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp cúa tổ tiên.

 Trích: loigiaihay.com

0