Giả định Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và Trương Ba đồng ý? Những rắc rối gì sẽ xảy ra? Thử viết một đoạn văn ngắn (20 dòng) để thể hiện điều đó.
Gợi ý: Dựa vào những gợi ý sau để làm bài: – Căn cứ vào tâm trạng hồn Trương Ba khi phải ở trong xác anh hàng thịt để đặt ra những ý tưởng mới khi hồn Trương Ba ở trong xác cu Tị. – Đặt vào tâm sinh lí của một đứa trẻ để tưởng tượng ra những ...
Gợi ý:
Dựa vào những gợi ý sau để làm bài:
– Căn cứ vào tâm trạng hồn Trương Ba khi phải ở trong xác anh hàng thịt để đặt ra những ý tưởng mới khi hồn Trương Ba ở trong xác cu Tị.
– Đặt vào tâm sinh lí của một đứa trẻ để tưởng tượng ra những nghịch cảnh trớ trêu khác mà hồn Trương Ba gặp phải.
Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nguyên nhân nào đã khiển cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó.
Gợi ý:
a) Nỗi đau khổ tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân:
– Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này” bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
– Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông., ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông bao nhiêu thìbây giờ nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “tobè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “ông nội đời nào thô lô, phũ phàng như vậy”. Nổi giận dữ cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt “ông xấu lắm,ác lắm! Cút đi! lão đồ tể, cút đi!”.
– Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nồi buồn đau trước cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bẩm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó. “Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”
Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bời với họ ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ, nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”
– Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?” thì dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.
b) Nhà viết kịch đã để cho hồn Trường Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.