Ghé thăm phòng làm việc của các danh nhân trong lịch sử thế giới
Cùng xem phòng làm việc của những danh nhân trên thế giới có gì khác biệt so với chúng ta không nhé. Phòng làm việc của các danh nhân trên thế giới Chúng ta ai cũng có cho mình một góc học tập, làm việc trong nhà. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc rằng phòng làm việc của các danh nhân trên ...
Cùng xem phòng làm việc của những danh nhân trên thế giới có gì khác biệt so với chúng ta không nhé.
Phòng làm việc của các danh nhân trên thế giới
Chúng ta ai cũng có cho mình một góc học tập, làm việc trong nhà. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc rằng phòng làm việc của các danh nhân trên thế giới trông như thế nào chưa? Nếu tò mò, hãy cùng tìm hiểu qua chùm ảnh dưới đây.
Trong hình là phòng làm việc của Hoàng đế Pháp (1769 - 1821) - người gần như đã đưa nước Pháp lên làm bá chủ châu Âu. Ông nổi tiếng là một người thích đọc sách và có khả năng đọc sách siêu tốc với 2000 từ trong một phút, nên cũng không có gì ngạc nhiên nếu phòng làm việc của ông có rất nhiều sách.
Đại thi hào Nga Puskin (1799- 1837) - người có đóng góp rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại - sở hữu một phòng làm việc có phần giản dị và nổi bật với những kệ sách cao chứa đầy sách.
Gustave Boulanger (1824 - 1888) là nhà hội họa và điêu khắc người Pháp. Các tác phẩm của ông mang đậm nét riêng của nền hội họa hàn lâm thời bấy giờ. Gustave đã đến thăm Ý, Hy Lạp và Bắc Phi – những nơi mà vẻ đẹp của chủng tộc ở đó được cho là hình mẫu của cái đẹp. Cũng vì thế mà phòng làm việc của ông cũng là nơi để tôn vinh những giá trị của con người.
Phòng làm việc của Dmitri Menleleev (1834- 1907) – nhà hóa học người Nga, đồng thời cũng là cha đẻ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chúng ta sử dụng ngày nay.
Phòng làm việc của Samuel Langhorne Clemens (1835 - 1910), hay còn được biết đến với bút danh nổi tiếng Mark Twain. Mark Twain là một nhà văn nổi tiếng có khiếu hài hước, thể hiện qua những tác phẩm mang tính chất trào phúng.
Henry Richardson (1838 -1886) – kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ với hàng loạt công trình ở Albany, Boston, Chicago,... Phòng làm việc của ông dường như cũng để tạo cảm hứng phục vụ cho công việc của mình, đưa ông trở thành một trong ba nhà kiến trúc vĩ đại nhất của ngành kiến trúc nước Mỹ.
Căn phòng với những món đồ tinh xảo của Francis Hopkinson Smith (1838 - 1915), nhà văn, nhà thiết kế người Mỹ. Ông là người đã thiết kế chân tượng Nữ thần Tự do và cũng nhận được vô số giải thưởng về văn học và hội họa.
Căn phòng làm việc của Fernand Cormon (1845 - 1924) tràn ngập các tác phẩm hội họa của mình. Ông là một trong những họa sĩ có vai trò quan trọng hình thành nên hội họa Pháp hiện đại.
Phòng làm việc với tấm bảng phủ kín các công thức, những cuốn sách và tài liệu ngổn ngang không lẫn vào đâu được của Albert Einstein (1879 - 1955) - thiên tài vật lý người Đức.
Góc làm việc giản dị của nhà văn Henry Miller (1891 - 1980) - người đã phá vỡ những quy chuẩn của văn học thời bấy giờ bằng lối viết mang đậm cái tôi cá nhân, rất phóng khoáng và thậm chí chân thật đến trần trụi.
Ngoài lề: Đố các bạn biết căn phòng dưới đây là phòng làm việc của ai?
Đó chính là của Adolf Hitler - Quốc trưởng Đức Quốc Xã. Ông trùm Phát xít xem ra không chỉ có sự tàn bạo độc tài mà cũng thể hiện thẩm mỹ của mình khi tạo ra căn phòng tao nhã thế này. Văn phòng ở Bavaria được đánh giá là chuẩn mực của một thiết kế mang bản sắc người Đức.